RSS Feed for Luật Điện lực Thứ bảy 27/07/2024 07:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Quy định mới về thủ tục mua, bán điện với nước ngoài

Quy định mới về thủ tục mua, bán điện với nước ngoài

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BCT, ngày 29/5/2015, (Thông tư 09) quy định trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.
Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đề xuất giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch năng lượng bắt đầu từ đâu?

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế để phát triển bền vững nói chung và đang tổ chức hiệu chỉnh Quy hoạch điện VII nói riêng, việc xây dựng Quy hoạch điện lực quốc gia, cũng như các phân ngành năng lượng khác, không thể theo kiểu truyền thống riêng lẻ, mà cần thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia để làm cơ sở khoa học, pháp lý cho các quy hoạch phân ngành... thể hiện tinh thần đổi mới, tuân thủ Luật Điện lực (sửa đổi 2013).
Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Bốn giải pháp chiến lược giảm cường độ năng lượng ở Việt Nam

Đảm bảo nhu cầu năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cho phát triển kinh tế-xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, có tính phổ quát, toàn diện. Đã nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều hoạt động tích cực từ thăm dò, tìm kiếm tài nguyên năng lượng, nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng; đã xây dựng và thực hiện những chính sách, quy hoạch, chương trình phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo năng lượng cho đất nước. Tuy vậy, cho đến nay, việc cung cấp và tiêu thụ năng lượng ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập, ngày càng thể hiện thiếu năng lượng cho phát triển và vẫn được xem là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản, có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả năng lượng, làm giảm cường độ năng lượng nói chung và cường độ điện nói riêng.
Đưa thêm các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh

Đưa thêm các nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh, hoàn tất các điều kiện để đưa thêm các nhà máy điện tham gia chào giá.
Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Mô hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam

Đặc thù ngành điện khác với các ngành sản xuất hàng hóa khác ở chỗ: quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, không thể có ách tắc trong khâu lưu thông, phân phối. Vì vậy, người sản xuất và người tiêu thụ điện đều có trách nhiệm bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện, nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thiết bị của chính mình và của cả ngành điện. Kết quả đạt được là người tiêu thụ điện sẽ có chi phí dùng điện thấp tương ứng và người sản xuất điện sẽ có chi phí đầu tư và sản xuất điện hợp lý. Những vấn đề trên sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả trong cuộc sống nếu thiết lập được cơ chế điều hành và tổ chức hợp lý không những đối với người tiêu thụ điện mà còn cho người sản xuất truyền tải và phân phối điện. Điều này cũng chính là mục tiêu cơ bản cần tuân thủ trong cải cách thị trường điện ở Việt Nam hiện nay.
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu của Đề án nhằm bảo đảm EVN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội và quốc phòng, an ninh; nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng điện cho nền kinh tế và nhu cầu xã hội (Quyết định số: 1782/QĐ-TTg, ngày 23/11/2012).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 2)

Sự hình thành và phát triển của hệ thống năng lượng Việt Nam (HTNL) trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã bộc lộ một số điểm yếu có thể ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia (ANNL).
Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Điện lực

Ngày 23/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
An ninh điện lực và kiến nghị bổ sung Luật Điện lực

An ninh điện lực và kiến nghị bổ sung Luật Điện lực

Nhu cầu năng lượng, đặc biệt là điện năng ở hầu hết các quốc gia, trong vòng nửa thế kỷ qua tăng nhanh, thế giới trải qua nhiều cuộc khủng hoảng năng lựợng, như giai đoạn 1973-74; 1986-87; 1991-92; 2008-09; nguồn năng lượng khoáng sản khan hiếm dần, năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế. Thị trường năng lượng biến động theo tình hình chính trị. Thực tiễn cho thấy hoạt động năng lượng có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia của mỗi nước. Nội dung an ninh năng lượng (ANNL) nói chung và an ninh điện lực (ANĐL), một bộ phận quan trọng của ANNL đã được đề cập đến từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Hiện có một số định nghĩa về ANNL và ANĐL, tuy có khác nhau về câu chữ, nhưng tựu trung có thể hiểu An ninh điện lực là sự đảm bảo cung cấp điện năng liên tục, an toàn về số lượng, chất lượng cho mọi nhu cầu ở mọi nơi với giá cả hợp lý.
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 2)

Kỳ 1, PGS, TS Bùi Huy Phùng đã khái quát nội dung cơ sở pháp lý của quy hoạch phát triển điện lực, thực tiễn công tác xây dựng quy hoạch phát triển điện lực… Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra 3 nhận xét về Luật Điện lực 2004. Kỳ 2 của bài viết là những nhận xét tiếp theo và kiến nghị sửa đổi một số nhược điểm, bất cập của Luật Điện 2004. Đặc biệt là vấn đề quy định lập Quy hoạch (Điều 9) và bổ sung điều về trách nhiệm của các tổ chức trong việc lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch…
Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Quy hoạch phát triển điện lực và một số kiến nghị sửa đổi Luật Điện lực Việt Nam (Kỳ 1)

Hơn hai thập niên qua, kinh tế và năng lượng Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng ghi nhận. Giai đoạn 2001 - 2010, GDP tăng bình quân 7%/năm, năm 2010, GDP đầu người 1.150 USD/người, Việt Nam bước qua ngưỡng nước nghèo.Sản xuất năng lượng sơ cấp tăng khoảng 8%/năm. Năm 2010, sản xuất than sạch đạt 44 triệu tấn, dầu thô 15 triệu tấn, khí đốt 9 tỷ m3, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 24.000 MW, sản xuất điện đạt 100 tỷ kWh, điện tiêu thụ đầu người đạt xấp xỉ 1.000 kWh/người. Cơ sở hạ tầng của ngành năng lượng phát triển nhanh. Nội dung sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý thống nhất và có hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động năng lượng đang được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Trong thành tựu đạt được có sự đóng góp không nhỏ của công tác thể chế, quy hoạch năng lượng nói chung và quy hoạch phát triển điện lực (QHPTĐL) nói riêng. Công tác QHPTĐL quốc gia và địa phương được thực hiện theo pháp luật ngày càng có chất lượng và thống nhất hơn. Tuy nhiên, ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng, đặc biệt là phân ngành điện lực, quá trình phát triển đang đòi hỏi tính cân đối, thống nhất và hiệu quả cao hơn; trên thực tế nhiều năm qua đã thể hiện không ít bất cập, yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Điện lực

Ngày 20/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực là hết sức cần thiết, đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực

Quốc hội nghe trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực

Hôm qua, 31/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Điện lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình nêu trên.
Tham vấn ý kiến Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham vấn ý kiến Luật Điện lực (sửa đổi)

Tại Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến Luật Điện lực sửa đổi 2012, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước…
1 2 3
Phiên bản di động