RSS Feed for hoạch ngành Thứ sáu 19/04/2024 14:00
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 4)

Thị trường năng lượng Việt Nam: Những vấn đề cấp thiết (Kỳ 4)

Để đáp ứng nhu cầu than, Quy hoạch 60 đã đề ra chủ trương nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài khai thác than đưa về nước. Tuy nhiên, việc nhập khẩu than dài hạn với khối lượng hàng chục triệu đến hơn trăm triệu tấn/năm là vô cùng khó khăn do nguồn cung than ngày càng hạn chế trong khi nhu cầu than của các nước ngày càng tăng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Một số vấn đề về thị trường và đáp ứng nhu cầu than trong nước

Cùng với nền kinh tế quốc dân, ngành than nước ta từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, trên cơ sở đó thị trường than từng bước được hình thành và phát triển.
Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới

Ngành Than Việt Nam: Trước thách thức và vận hội mới 1

“Trong năm 2014, sẽ mở ra cho ngành Than nhiều triển vọng để phát triển một cách ổn định hơn, nhưng chắc chắn còn không ít khó khăn về cơ chế chính sách, giá bán, vấn đề thăm dò, khai thác, thuế, phí… Tuy nhiên, bản tính người dân Việt Nam khi càng khó khăn thì càng “ló cái khôn”, sức bật, sự vươn lên càng mạnh mẽ, nên tôi tin chính trong sự gian khó thì bản thân mỗi doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có động lực vươn lên để tồn tại và phát triển”. Nhân dịp năm mới, ông Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Toàn soạn Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn về những định hướng của ngành Than Việt Nam trong thời gian tới.
Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nhật ký Năng lượng: Ngành than định vị tương lai

Nghiên cứu và đánh giá về quá khứ đã là khó, nhưng nghiên cứu và định vị cho tương lai còn khó hơn gấp nhiều lần. Than là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước. Nhiều nhà khoa học tâm huyết đã dành cả cuộc đời mình cho lĩnh vực này. Cho đến nay, mặc dù Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 2012, nhưng để biến bản Quy hoạch đó thành hiện thực là cả một đoạn đường dài.
'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

'Chính sách giá năng lượng thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý'

Tại diễn đàn “Năng lượng: Đầu tư và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 9/5/2013, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), ông Trần Viết Ngãi cho rằng, bất cập lớn nhất hiện nay của Việt Nam là chưa thực hiện quy hoạch tổng thể năng lượng, bao gồm các phân ngành: điện, than, dầu khí. Mặt khác, chính sách giá năng lượng của Việt Nam còn thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý...
Hợp tác chiến lược giữa EVN, PVN, TKV là khách quan và cấp thiết

Hợp tác chiến lược giữa EVN, PVN, TKV là khách quan và cấp thiết

An ninh năng lượng luôn là mục tiêu tối trọng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trách nhiệm này đè nặng lên vai 3 tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Vừa qua, tại Hà Nội, Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn đã được tổ chức. Sau sự kiện này, một số người lo ngại rằng, liệu đó có phải là tăng thêm “hàm lượng độc quyền” trong lĩnh vực này không? Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khẳng định: Đáng lẽ từ lâu EVN, PVN, TKV đã được liên kết với nhau chặt chẽ, trước tiên là tổ chức xây dựng chiến lược, quy hoạch dài hạn giữa ba phân ngành (điện, than, dầu - khí), tiếp đến là cung cấp nhiên liệu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung (các trung tâm nhiệt điện, cảng than), trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án, vận hành các nhà máy... Còn PGS, TS. Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng - VEA, Chủ tịch Hội đồng Phản biện và Biên tập Tạp chí Năng lượng Việt Nam/ NangluongVietnam.vn cho rằng, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến cuộc hợp tác chiến lược này!
Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

Năm yếu tố khách quan dẫn đến hợp tác chiến lược giữa ba phân ngành năng lượng

An ninh năng lượng luôn là mục tiêu tối trọng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, trách nhiệm này đè nặng lên vai 3 tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN), Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Vừa qua, tại Hà Nội, Lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa ba tập đoàn đã được tổ chức. Sau sự kiện này, một số người lo ngại rằng, liệu đó có phải là tăng thêm “hàm lượng độc quyền” trong lĩnh vực này không? Tôi cho rằng, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến cuộc hợp tác chiến lược này.
Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Phát triển năng lượng xanh cho mùa xuân vĩnh hằng

Quá trình phát triển hàng nghìn năm của nhân loại, đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, con người đã sử dụng quá mức tài nguyên của trái đất. Trong lĩnh vực năng lượng, tiêu thụ năng lượng thương mại toàn thế giới trong hai thế kỷ qua tăng hơn một ngàn lần: Năm 1800 chỉ tiêu thụ 11 triệu TOE than đá, năm 2005 tổng tiêu thụ lên tới 11.500 triệu TOE. Con người đã nhận thức thấm thía rằng, hành tinh của chúng ta là hữu hạn, có thể mất mùa xuân, cần được bảo vệ và chung sống. Nhiều nguyên tắc phát triển được đề xuất như: nguyên tắc 3E (Economy-Energy-Environmet); Phát triển bền vững( Sustanabile development); Tăng trưởng xanh(Green growth)... Các nguyên tắc, quan điểm phát triển đều có chung mục tiêu là điều chỉnh hành vi của con người chung sống với hành tinh, với thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, phục vụ lâu dài cho con người.
Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than

Nguồn than chủ yếu của Việt Nam là than Antraxit thuộc bể than Đông Bắc, nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một phần thuộc tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Than Antraxit của Bể than Đông Bắc có chất lượng tốt (nhiệt trị 4.600-8.200 kcal/kg). Ngoài ra, vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện bể than nâu được dự báo có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn. Kết quả thăm dò và khảo sát năm 2010 của ngành than cho thấy, tổng trữ lượng than của Việt Nam ước khoảng 48,7.109 tấn (bao gồm than bể than Đông Bắc, khối nâng Khoái Châu của bể than đồng bằng Sông Hồng và các mỏ khác).
Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam (Kỳ 1)

Hệ thống năng lượng (HTNL) Việt Nam bao gồm các phân ngành năng lượng là điện, than, dầu khí, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân… trong đó ba phân ngành có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân là điện, than, dầu khí. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nhận diện những mối đe dọa ANNL và đề xuất một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường ANNL của Việt Nam giai đoạn 2015- 2030.
'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

'Thần than' đồng bằng Sông Hồng có kịp 'chuyến tàu' công nghiệp hóa?

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
Những “chiêu trò” năng lượng của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Romney (Kỳ 1)

Những “chiêu trò” năng lượng của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Romney (Kỳ 1)

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012 đang đi vào giai đoạn nước rút. Hai ứng củ viên cho chiếc ghế tân tổng thống Mỹ năm 2012 là ông Barack Obama và ông Mitt Romney, của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đang tung đủ “chiêu trò” ra để lôi kéo lá phiếu cử tri về tay mình. Ông Mitt Romney vốn được cho là dành được nhiều ủng hộ từ tầng lớp thượng lưu và trung lưu giàu có của nước Mỹ. Tuy nhiên, ưu thế này vẫn chưa đủ để ông có thể chiến thắng ông Obama, nên nhằm tìm kiếm thêm nhiều sự ủng hộ hơn nữa từ tầng lớp trung lưu bình dân nước Mỹ, gần đây ông Romney đã tuyên bố những phác thảo đầu tiên về một “chính sách đột phá trong ngành năng lượng Mỹ”. NangluongVietnam xin giới thiệu bài viết của ông John Daly, tổng giám đốc công ty U.S.-Central Asia Biofuels, phân tích về “con bài năng lượng” của ông Romney trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.
“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

“Thần than” đồng bằng Sông Hồng có nhỡ “chuyến tàu” công nghiệp hóa? (Kỳ 1)

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X đã xác định Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 là: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Để đạt được mục tiêu Chiến lược nêu trên, nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy các đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch ngành Than giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Đồng thời các quy hoạch dầu - khí, năng lương tái tạo (NLTT)... đang được xây dựng.
Liệu ngành Than Việt Nam có đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra?

Liệu ngành Than Việt Nam có đạt được các mục tiêu Chính phủ đề ra?

Câu chuyện giá than bán dưới giá thành, hay bất cập của một số chính sách thuế… luôn là vấn đề cấp bách, được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi nó liên quan đến sinh mệnh của trên 10 vạn con người ở vùng mỏ, liên quan đến ngân sách trung ương, địa phương, liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển mỏ mới, nâng cấp các mỏ than hiện có nhằm đảm bảo sản lượng theo quy hoạch ngành Than, đảm bảo nhu cầu than tăng cao cho nền kinh tế trong những năm săp tới.
Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Phản biện, kiến nghị chính sách phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Phần 2)

Kỳ trước, NangluongVietnam đã chuyển đến bạn đọc nội dung phần đầu Văn bản kiến của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực của Việt Nam đến năm 2020, nhận định chung về ngành năng lượng Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tóm tắt mục tiêu, nhu cầu vốn đầu tư của QHĐVII… Trong (Phần 2) NangluongVietnam xin trân trọng giới thiệu nội dung phản biện, kiến nghị của VEA về quy hoạch tổng thể hệ thống năng lượng quốc gia, tái cơ cấu ngành Điện gắn với việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh và giá điện...
1 2
Phiên bản di động