RSS Feed for Chính sách thuế Thứ bảy 04/05/2024 04:18
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Thuế nhập khẩu dầu mỏ thô 0% chính thức có hiệu lực

Thuế nhập khẩu dầu mỏ thô 0% chính thức có hiệu lực

Tại Quyết định số 28/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/9/2019, quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, mặt hàng dầu mỏ thô (mã hàng 2709.00.10) mức thuế suất nhập khẩu thông thường sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%. Ngày 3/10, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết: Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ tháng 10/2019.
Doanh nghiệp phân bón “muốn” được chịu thuế VAT

Doanh nghiệp phân bón “muốn” được chịu thuế VAT

Đây là ý kiến được tất cả các doanh nghiệp phân bón tham dự Toạ đàm “Thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ chính sách thuế” do báo Tuổi trẻ tổ chức mới đây, tại Hà Nội.
Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 2)

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 2)

Hiện nay, việc khai thác than ngày càng khó khăn, do khai thác ngày càng xuống sâu hơn, xa hơn. Mặt khác, công tác cấp phép thăm dò, khai thác mỏ còn phức tạp, các loại thuế, phí tăng cao, dẫn đến giá thành sản xuất than tăng… đang là những khó khăn, thách thức kìm hãm ngành Than Việt Nam phát triển.
Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1)

Trước áp lực nhu cầu than, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách (Kỳ 1)

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than nói chung và nhu cầu sử dụng than cho nhiệt điện nói riêng như sau: năm 2017: 55,2 triệu tấn (nhiệt điện: 39,0 triệu tấn, chiếm 71%), năm 2020: 86,4 triệu tấn (nhiệt điện: 64,1 triệu tấn, chiếm 74%) và từ năm 2025-2030 nhu cầu dự báo khoảng từ 120-150 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước cần rà soát luật định, ban hành những quy định về khai thác khoáng sản có tính cạnh tranh, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, như áp dụng hệ thống thuế, phí công bằng cho cả nhà nước - doanh nghiệp, cũng như những quy định bảo đảm những chủ trương chính sách nhất quán, ổn định và cam kết dài hạn.
Hiện trạng Quy hoạch 403 và nhu cầu than Việt Nam [1]

Hiện trạng Quy hoạch 403 và nhu cầu than Việt Nam [1]

Trong hơn một năm qua, sau khi Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (điều chỉnh) được phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016, thị trường than thế giới có rất nhiều biến động làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành than Việt Nam. Nhu cầu than giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới dẫn đến việc cạnh tranh trên thị trường than trở nên khốc liệt, giá than xuất khẩu giảm 30-50% so với năm 2011, lượng than tồn kho tăng cao dẫn đến sản lượng than sản xuất giảm; tỷ giá hối đoái tăng đã làm tăng chi phí tài chính của các đơn vị ngành than... Trong khuôn khổ 3 kỳ của chuyên đề này, nhóm tác giả tổng quát về một số nội dung của Quy hoạch 403, một số nhận định về thị trường than trong thời gian tới, những khó khăn thách thức và đề xuất giải pháp để đáp ứng được nhu cầu than cho nền kinh tế Việt Nam.
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

Giá than bán trong nước (cụ thể than cho điện) không phải do Bộ Tài chính quyết định mà do các doanh nghiệp cung cấp như TKV và Tông ty Đông Bắc quyết định. Tuy nhiên, việc cung cấp than cho điện cũng còn mang tính chất độc quyền, nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác than và hộ tiêu thụ lớn như điện thì việc "hiệp thương" là cần thiết để tìm ra giá bán hợp lý, trên cơ sở giá thành khai thác.
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)

Trong khi giá thành khai thác trong nước tăng cao và giá bán trong nước đã được thị trường hóa, thì những năm gần đây giá than thế giới có nhiều biến động theo diễn biến suy thoái của nền kinh tế. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới: giá than tăng ở giai đoạn 2005÷2008, giảm vào năm 2009, tăng dần trở lại vào năm 2010÷2011 sau đó suy giảm dần. Từ năm 2011 đến nay giá than liên tục giảm. Ví dụ như giá than FOB ở Australia giảm từ 121 US$/tấn xuống còn 70,1 US$/tấn (tốc độ giảm 24%/năm).
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)

Thời gian qua, mặc dù Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đã áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành, tăng năng suất lao động... Tuy nhiên, giá thành than sản xuất những năm qua vẫn tăng, làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước. Tổng hợp giá thành sản xuất than năm 2016 so với năm 2011 tăng khoảng 8.600 tỷ đồng. Nguyên do: 21% do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, khó khăn hơn; 22% do suất đầu tư tăng làm tăng chi phí khấu hao và lãi vay; 20% do chính sách về tiền lương và chế độ người lao động tăng; 32% do các loại thuế, phí tăng.
Trình Thủ tướng giải pháp giải quyết thách thức ngành than

Trình Thủ tướng giải pháp giải quyết thách thức ngành than

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo đánh giá chi tiết từng ngành công nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, nhiều vấn đề của ngành than (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV và Tổng công ty Đông Bắc) đã được cơ quan này đề cập, phân tích và đưa ra giải pháp. Đặc biệt, cơ quan này lưu ý tới những thách thức về điều kiện khai thác tại các mỏ hiện nay, cũng như vấn đề thuế, phí, giá thành than, sức cạnh tranh của than trong nước so với than nhập khẩu và những áp lực lớn về vốn đầu tư, vv...
Chính phủ yêu cầu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên than

Chính phủ yêu cầu sửa đổi chính sách thuế tài nguyên than

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí đối với tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với than và chính sách thuế, phí đối với than theo quy định.
Sự thiếu nghiêm túc của Bộ Tài chính khi xem xét thuế than

Sự thiếu nghiêm túc của Bộ Tài chính khi xem xét thuế than

Mức thuế suất thuế tài nguyên than cộng với tiền cấp quyền khai thác hiện hành của Việt Nam là cao nhất thế giới, trong khi hầu hết các mỏ than đã khai thác hàng chục, thậm chí đến 100 năm và bước vào thời kỳ có điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp. Đây cũng là một nguyên nhân chính làm cho giá thành than khai thác trong nước tăng cao nên giảm sức cạnh tranh so với than nhập khẩu. Trên thực tế, nếu không có sự điều tiết trong nội bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc (là 2 đơn vị chủ lực khai thác than hiện nay) thì nhiều mỏ, hoặc khu vực mỏ trong hai đơn vị này bị lỗ rất lớn và phải đóng cửa. Trong khi đó, Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó khẳng định "thuế với than đã hợp lý" và việc đề xuất giảm mức thuế suất với than là "chưa phù hợp"...
Lập luận của Bộ Tài chính đang làm khó ngành than

Lập luận của Bộ Tài chính đang làm khó ngành than

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng liên quan tới việc Bộ Công Thương đề nghị giảm thuế với than và cho phép đẩy mạnh xuất khẩu than để giảm tồn kho, hỗ trợ Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong đó, Bộ Tài chính khẳng định "thuế với than đã hợp lý" và việc đề xuất giảm mức thuế suất với than là "chưa phù hợp".
Thuế tài nguyên và những hệ lụy không chỉ với ngành than

Thuế tài nguyên và những hệ lụy không chỉ với ngành than

Tại phiên họp Chính phủ tháng 6/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã kiến nghị Chính phủ tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành than. Theo ông Long, hiện ngành than đang gặp nhiều khó khăn, kéo theo là những tác động không tốt tới tăng trưởng chung của toàn tỉnh Quảng Ninh. Vì thế, Quảng Ninh kiến nghị Chính phủ quan tâm, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ cho ngành than. Sớm giải quyết vấn đề về xuất khẩu than, xem xét chính sách thuế về than…
Thuế tài nguyên than và sự mập mờ, ngụy biện của Bộ Tài chính

Thuế tài nguyên than và sự mập mờ, ngụy biện của Bộ Tài chính

Việc cử tri Quảng Ninh kiến nghị giảm thuế tài nguyên đối với than là cấp thiết, kịp thời. Tiếc rằng, trả lời của Bộ Tài chính "cần có thời gian để tổng kết, đánh giá" là không có tính thuyết phục, ngụy biện, với lập luận mập mờ, khó hiểu. Mập mờ của Bộ Tài chính là nêu mức thuế theo % mà không nêu cụ thể % trên cái gì (căn cứ tính thuế) để đảm bảo sự so sánh. Nếu chỉ nghe con số % thì tưởng là cao, nhưng thực chất mức thuế tài nguyên đối với than đều rất thấp nếu so với % trên doanh thu.
Chưa thay đổi mức thuế suất thuế tài nguyên than

Chưa thay đổi mức thuế suất thuế tài nguyên than

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh mới đây về việc xem xét điều chỉnh thuế tài nguyên (chủ yếu là tài nguyên than) về mức thấp nhất trong khung thuế suất tài nguyên hiện nay, Bộ Tài chính cho biết: Mức thuế tài nguyên quy định tại Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 mới được ban hành nên cần có thời gian để tổng kết, đánh giá. Việc đề nghị thay đổi mức thuế suất của từng sắc thuế căn cứ trên kiến nghị của một đơn vị cần được cân nhắc kỹ trên tổng thể của nền kinh tế.
1 2
Phiên bản di động