RSS Feed for Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 10/09/2024 05:04
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Tạm kết)

 - Giá than bán trong nước (cụ thể than cho điện) không phải do Bộ Tài chính quyết định mà do các doanh nghiệp cung cấp như TKV và Tông ty Đông Bắc quyết định. Tuy nhiên, việc cung cấp than cho điện cũng còn mang tính chất độc quyền, nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác than và hộ tiêu thụ lớn như điện thì việc "hiệp thương" là cần thiết để tìm ra giá bán hợp lý, trên cơ sở giá thành khai thác.

Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 1)
Thực trạng giá thành than Việt Nam và những hệ lụy (Kỳ 2)

TS. NGUYỄN TIẾN CHỈNH 

Dự báo giá than theo cơ chế thị trường

1/ Cơ chế định giá than

Giá than bán trong nước hiện nay tiếp cận theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, khi xuất hiện dòng than nhập khẩu giá than thế giới sẽ tác động tới giá than trong nước. Cụ thể:

Thứ nhất: Cơ chế giá than trong nước khi ở thời điểm xuất khẩu cao bằng giá than xuất khẩu trừ thuế xuất khẩu: giá than antraxit bán trong nước hiện bán tương đương với giá xuất khẩu trừ thuế xuất khẩu.

Thứ hai: Giá than trong nước bằng giá thành than + lãi định mức để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành than. Khi đó điều kiện khai thác than của Việt Nam ngày càng khó khăn, điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá; yêu cầu bảo vệ môi trường chặt chẽ, khai thác xuống sâu, gia tăng chi phí. Tỉ lệ than hầm lò ngày càng tăng: năm 2015: 60%; 2020: 74%; 2025: 80%; 2030: 85%.

Thứ ba: Giá than năng lượng nhập khẩu không thể bán dưới giá than FOB nhập khẩu + chi phí vận chuyển, bảo hiểm và lãi của doanh nghiệp nhập khẩu.

Giá bán than trong nước ngang bằng với giá than nhập khẩu là phù hợp với quy luật thị trường. Trong trường hợp giá than trong nước cao hơn than nhập khẩu (thực trạng năm 2016) thì nhập khẩu sẽ tăng tạo ra áp lực phải giảm giá của các nhà sản xuất cung ứng than trong nước.

Trong trường hợp giá than nhập khẩu tăng cao sẽ giảm nhập khẩu than và kéo giá bán than trong nước sẽ tiệm cận với giá than CIF nhập khẩu. Khi đó các doanh nghiệp sẽ chủ yếu tập trung đảm bảo thị trường than trong nước (trừ than có chất lượng cao nhu cầu trong nước chưa cần đến) và các doanh nghiệp sử dụng than sẽ phải tìm cách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng than này. 

2/ Dự báo giá than thế giới

Theo dự báo giá than năm 2015 và đầu 2016 là mức đáy của cuộc suy thoái và giá than sẽ phục hồi dần vào những năm tiếp theo.

 

Dự báo WB Australia

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Giá danh nghĩa US$/t

67,0

69,7

72,6

75,6

78,6

81,9

85,2

88,7

92,3

96,1

100

Giá thực theo US$/t 2010

63,4

64,8

66,3

68

69,6

71,3

73,1

74,8

76,6

78,4

80,2

 

Nguồn: World Bank Commodity Price Data, 5.2015.

Hình 3. Dự báo giá than của Ngân hàng Thế giới.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới: giá than Australia sẽ tăng từ 2015 đến 2025 giá thị trường (danh nghĩa) tăng từ 67 US$/tấn (2015) lên 100 US$/tấn (2025) với tốc độ tăng bình quân 4,1%/năm. Nếu tính giá thực quy theo mặt bằng giá 2010 thì giá than sẽ tăng từ 63,4 US$/tấn (2015) đến 80,2 US$/tấn (2025) với tốc độ tăng bình quân 2,4%/năm (Hình 3).

Dự  báo IMF

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thị trường XK Australia

106

130

103

90,6

75,1

60,2

61,2

61,2

61,2

61,2

61,2

 

 Nguồn: IMF Commodity Price Forecasts, 3.2015.

       Hình 4. Dự báo giá thị trường than xuất khẩu Australia của Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Tuy nhiên, theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế: giá than trên thế giới từ nay đến năm 2020 khá ổn định. Tại thị trường than xuất khẩu của Australia từ năm 2016 đến năm 2020 giữ ở mức ổn định là 61,2 US$/tấn (Hình 5).

Dự báo EIU

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Giá than  (US$/t)

99

121

96,4

84,6

70,1

66,7

74,8

75

79

80

 

                           Nguồn: EIU Economic and Commodity Forecast, 2. 2015.

                           Hình 5. Dự báo giá than của Tổ chức Tình báo Kinh tế EIU.

Theo dự báo của Tổ chức Tình báo Kinh tế (EIU) thì giá than từ 2015 đến 2020 có xu hướng tăng từ 66,7 US$/tấn (năm 2015) lên 80 US$/tấn (năm 2019) với tốc độ tăng bình quân 4,7%/năm (Hình 5).

Tóm lại, theo dự báo giá than thế giới giai đoạn 20162020 có xu hướng ổn định và tăng nhưng tốc độ tăng chậm khoảng từ 4,1%÷4,7%/năm. Theo dự tính giá than tính theo US$ sẽ tăng khoảng 3%/năm ở mức bình quân các dự báo trên thế giới.

3/ Giá than bán cho các hộ tiêu thụ trong nước

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, giá bán than (FOB) tại thị trường Úc giai đoạn 2017÷2025 từ 70,1 (2017) lên khoảng 84,8 USD/tấn (2025). Nếu tính cả chi phí vận chuyển than về Việt Nam khoảng 12,6 USD/tấn thì giá than nhập khẩu từ thị trường Úc sẽ tăng từ 82,7 USD/tấn (2017) lên khoảng 97,4 USD/tấn (2025).

Nếu tính giá bán than sản xuất trong nước trên cơ sở giá thành tính theo công đoạn ở mặt bằng giá 2016 cho các hộ tiêu thụ để ngành than có lãi (sau thuế) đảm bảo vốn đối ứng tối thiểu là 15% nhu cầu vốn đầu tư thì giá bán than bình quân trong nước (tương đương cám 5) giai đoạn 2016÷2020 là 73 USD/tấn, giai đoạn 2021÷2025 là 76 USD/tấn. Giá danh nghĩa có tính đến trượt giá đầu vào ở mức 3%/năm bình quân giai đoạn 2016÷2020 là 76 USD/tấn, giai đoạn 2021÷2025 là 90 USD/tấn (Hình 6).

                                     

 Chủng loại than

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Úc Real US$ 2016 FOB

70.1

71.9

73.6

75.3

77.3

79.0

80.9

82.9

84.8

Úc 5650-6400 kcal/kg CIF vn

82.7

84.5

86.2

88.0

89.9

91.7

93.6

95.5

97.4

CHLB Nga 5650-6400 kcal/kg CIF VN (tăng 3%/n)

70.7

72.8

75.0

77.3

79.6

82.0

84.4

87.0

89.6

Indonesia 5100-5600 kcal/kg CFR VN (tăng 3%/năm)

55.0

56.7

58.3

60.1

61.9

63.8

65.7

67.6

69.7

Than NĐ đảm bảo có lãi

real 2016

72.0

72.5

73.2

74.0

74.6

75.0

76.4

76.4

78.1

Than trong nước nominal

72.0

74.7

77.6

80.7

83.7

86.5

90.3

92.9

97.3


Hình 6. Dự báo giá than trong nước và nhập khẩu về Việt Nam.

Kết luận

Giá bán than trong nước sẽ vận hành theo cơ chế thị trường. Giá thành khai thác hiện nay đã tiệm cận giá bán than và trong tương lai giá thành than sẽ tiếp tục ở xu thế tăng. Để bù đắp chi phí và đảm bảm sản xuất than có lãi phục vụ cho tái đầu tư phát triển thì giá bán than trong nước sẽ tiệm cận với giá than CIF nhập khẩu về Việt Nam. Than trong nước sẽ phải cạnh tranh với than nhập khẩu và thị trường than nhập khẩu vào Việt Nam có cơ hội phát triển.

(Khi sao chép, trích dẫn nội dung, số liệu từ bài viết này phải ghi rõ "nguồn", hoặc "theo": TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM)

Tài liệu tham khảo

1. Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp, Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030.

2. Ivan Konesnikov, Coal Prices: Long Term Forecast to 2020.            

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động