RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Thủy điện Việt Nam | Trang 1 Chủ nhật 05/05/2024 14:53
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
thoi tiet nam 2024 va cac tac dong den van hanh nguon thuy dien viet nam

Thời tiết năm 2024 và các tác động đến vận hành nguồn thủy điện Việt Nam

Thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất lợi, ít mưa và nắng nóng đã làm cho lượng nước về các hồ thủy điện ít hơn trung bình nhiều năm. Vậy, EVN sẽ ứng phó ra sao để tránh lặp lại sự cố thiếu điện như mùa hè năm 2023 do thủy điện thiếu nước? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
thoi tiet nam 2024 tac dong the nao den hoat dong cac nha may thuy dien viet nam

Thời tiết năm 2024 tác động thế nào đến hoạt động các nhà máy thủy điện Việt Nam?

Thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất lợi, ít mưa và nắng nóng đã làm cho lượng nước về các hồ thủy điện ít hơn trung bình nhiều năm. Vậy, EVN sẽ ứng phó ra sao để tránh lặp lại sự cố thiếu điện như mùa hè năm 2023 do thủy điện thiếu nước? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
giai phap nao de he thong thuy dien viet nam van hanh on dinh trong nam 2024

Giải pháp nào để hệ thống thủy điện Việt Nam vận hành ổn định trong năm 2024?

Năm 2023 là một năm đặc biệt khó khăn cho việc huy động công suất từ nguồn thủy điện của Việt Nam. Nhiều nhà máy thủy điện phải vận hành trong điều kiện mực nước trong hồ chứa tiệm cận mực nước chết, hoặc bằng với mực nước chết, thậm chí có trường hợp dưới mực nước chết. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho các hồ thủy điện thiếu nước? Liệu năm 2024 và những năm tiếp theo, các nhà máy thủy điện cần phải vận hành như thế nào trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, biến đổi khó lường?... Tổng hợp, phân tích và đề xuất giải pháp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
thuy dien viet nam trong boi canh bien doi khi hau

Thủy điện Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Có thể nói, thủy điện đã giúp nhân loại tiến đến văn minh, hiện đại. Đối với Việt Nam, thủy điện cũng hết sức quan trọng, cung cấp điện liên tục cho phát triển kinh tế, dân sinh, công nghiệp hóa đất nước. Nhưng trong quá trình phát triển lâu dài, nhiều tác động của con người đã gây ra cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, mất rừng, cạn nước, v.v… Một số nước trên thế giới đã phải phá đập thủy điện trả lại nước cho dòng chảy tự nhiên. Ở Việt Nam việc xây dựng và vận hành thủy điện cũng thể hiện nhiều bất cập.
xay dung thuy dien lam mat rung gay lu lut dau la su that

Xây dựng thủy điện làm mất rừng, gây lũ lụt: Đâu là sự thật?

Mỗi mùa mưa lũ gây ngập úng thì lập tức truyền thông, hoặc dư luận lại nêu vấn đề do xây dựng thủy điện làm mất rừng là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Những ngày qua, khi cả nước dồn sức cùng đồng bào các tỉnh miền Trung gồng mình vượt qua những thử thách to lớn từ đợt mưa lũ chưa từng có trong hàng chục năm qua, bên cạnh việc dòng thông tin phản ánh khách quan thì vẫn có không ít ý kiến quy kết đổ lỗi của các công trình, dự án thủy điện. Vậy đâu là nguyên nhân thật sự khi lũ lụt xẩy ra trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề? Trong bối cảnh các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp thì cần có câu trả lời xác đáng và hợp lý, tránh quy kết một cách áp đặt và không có cơ sở khoa học. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến nhằm làm rõ vai trò, lợi ích và những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường kinh tế, xã hội khi phát triển, xây dựng thủy điện ở Việt Nam.
giai phap nao quan tri hieu qua nguon thuy dien viet nam

Giải pháp nào quản trị hiệu quả nguồn thủy điện Việt Nam?

Lẽ ra công tác quản trị nguồn thủy điện Việt Nam phải được đề cập từ khi thực hiện dự án đầu tiên với tầm vĩ mô của nó. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta thiếu cách nhìn tổng quan, hệ thống, kể cả nguồn nước từ các nước láng giềng và khu vực. Trên thực tế, chúng ta chỉ mới xây dựng quy hoạch, dự án từng công trình, rộng hơn một ít là lưu vực một dòng sông. Còn tính tổng thể, hệ thống sông ngòi chưa được đề cập, thiếu những tính toán tối ưu cơ cấu nguồn điện cho từng giai đoạn. Các Nghị quyết, Quyết định của các cơ quan hữu trách cũng chỉ yêu cầu về quản lý thủy điện...
bo cong thuong dang nghien cuu dau tu 290 du an thuy dien

Bộ Công Thương: "Đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án thủy điện"

Báo cáo về công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và vận hành các công trình thủy điện mới đây của Bộ Công Thương cho biết: Theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến năm 2018 cả nước có 818 dự án thủy điện, với tổng công suất lắp đặt 23.182MW, trong đó, đã đưa vào khai thác sử dụng 385 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 18.564MW, đang xây dựng 143 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.848MW và đang nghiên cứu đầu tư 290 dự án, với tổng công suất lắp đặt 2.770MW.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky cuoi

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ cuối)

Nhờ sự phát triển thần tốc của các công trình thủy điện, sản lượng điện từ thuỷ điện chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn điện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế trong nhiều năm qua. Năm 2013, sản lượng thuỷ điện đạt 58,6 tỷ kWh, chiếm 45,8%, năm 2014 sản lượng thuỷ điện đạt 62,5 tỷ kWh, chiếm 44,4%. Năm 2016 đạt 63,911 tỷ kWh, xấp xỉ bằng 90% trữ năng kinh tế và chiếm 35% tổng điện lượng của hệ thống - một con số hết sức ấn tượng và đầy ý nghĩa… Chúng ta có thể khẳng định rằng: "Ngành Điện Việt Nam cơ bản hoàn thành khai thác các dòng sông của đất nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình".
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 8

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 8)

Đầu năm 1989, chúng tôi cùng Phó tiến sỹ Lê Quang Diện, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kinh tế điện, ngồi trên chiếc thuyền ba lá xuôi dòng sông Cả, đoạn từ Cửa Rào về Khe Bố để thị sát tuyến đập của Thủy điện Bản Mai trong Thuyết minh tổng quan sử dụng nguồn năng lượng sông Cả. Trên một đoạn sông từ thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) đến Khe Bố không dài hơn 15 km, chúng tôi đã phải vượt qua 24 cái ghềnh lớn nhỏ, có chỗ nước chảy xiết, chiếc thuyền nhỏ bé phải lượn sang bên phải rồi qua bên trái để tránh các mỏm đá, chòng chành, chao đảo tưởng chừng như bị nghiêng lật. Cái tên thủy điện đầu tiên trên sông Cả - Bản Mai bắt đầu có từ đây.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 7

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 7)

Tôi nhớ mãi câu hỏi và câu nói của nhà thơ Tố Hữu, lúc đó đầu năm 1985, là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), khi nghe chúng tôi báo cáo về công trình Thủy điện Vĩnh Sơn (Bình Định) tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng: "Còn công trình Thủy điện Rào Quán thì thế nào? Tôi mê cái Rào Quán lắm đó!". Về sau, lời nói đó như nhắc chúng tôi phải làm gì để đưa công trình Rào Quán trở thành hiện thực.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 6

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 6)

Năm 1983, theo yêu cầu của UBND tỉnh Nghĩa Bình (nay tách ra là tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi), Bộ Điện lực cử một đoàn công tác vào khảo sát, lập quy hoạch thủy điện nhỏ cho địa phương. Ông Chung Hường - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghĩa Bình dẫn chúng tôi đi theo quốc lộ 19 về phía Tây, đến huyện Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Sơn, ở độ cao trên 800 mét và dừng lại ở bản K4. Nơi đây sau này công trình Thủy điện Vĩnh Sơn ra đời.  
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 5

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 5)

Công trình Thủy điện Đại Ninh có đầu mối nằm trên dòng chính sông Đa Nhim và trên suối Đa Queyon, thuộc địa phận xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nhà máy Thủy điện Đại Ninh nằm ở đầu nguồn lưu vực sông Lũy, thuộc xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình chuyển lưu vực, từ đầu nguồn sông Đồng Nai về lưu vực sông Lũy.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 4

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 4)

Khi công trình Thủy điện Hòa Bình vừa phát điện tổ máy 1, tháng 4/1989, theo tiếng gọi của Sê San, từ sông Đà, một đoàn cán bộ, kỹ sư đã mang ba lô lên đường đi về phía Nam, lên Tây Nguyên đặt viên gạch đầu tiên để thực hiện dự án Thủy điện Ialy. Trong số những người đó, các kỹ sư Vũ Đức Thìn, Trần Quý Hảo, Hồ Sĩ Bảo là những hạt giống đỏ của Ban quản lý Thủy điện Hòa Bình vào gieo mầm để thành lập Ban quản lý Thủy điện Ialy (ngày 8/5/1989).
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 3

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 3)

Sông Đồng Nai là con sông lớn ở miền Nam nằm trọn vẹn trong lãnh thổ nước ta. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao trên 2.000 mét. Tổng diện tích lưu vực sông Đồng Nai khoảng 35.000 km2, đến Biên Hòa gần 24.800 km2. Chiều dài sông Đồng Nai là 456 km (tính đến Biên Hòa). Thượng nguồn sông Đồng Nai có 2 nhánh là Đa Dung và Đa Nhim nhập lưu ở khu vực thượng lưu thác Bon Ron, huyện Di Linh. Trung lưu sông Đồng Nai có 2 nhánh lớn là sông Bé ở bên phải và sông La Ngà ở bên trái. Với lượng mưa dồi dào bình quân trên toàn lưu vực xấp xỉ 2.200 mm/năm, sông Đồng Nai có nguồn thủy năng  phong phú, đứng thứ 2 cả nước, sau sông Đà, với trữ năng lý thuyết được đánh giá là 27,7 tỷ kWh/năm và trữ năng kinh tế vào khoảng 11,5 tỷ kWh/năm, riêng dòng chính đạt khoảng 8,6 tỷ kWh/năm. Do vị trí quan trọng của sông Đồng Nai đối với miền Nam, đặc biệt là nguồn điện năng và cung cấp nước để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông Nam Bộ nên vấn đề khai thác sử dụng nguồn năng lượng sông Đồng Nai luôn được quan tâm.
tro ve coi nguon cua cac cong trinh thuy dien viet nam ky 2

Trở về cội nguồn của các công trình thủy điện Việt Nam (Kỳ 2)

Ngay từ khi còn chưa làm Thủy điện Hòa Bình, tháng 4/1972, chúng tôi đã cùng Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Tranh đi trên một chuyến đò dọc Ba Lá, suốt một ngày trời, từ bến Tà Hộc ngược dòng sông Đà lên thác Tạ Bú, qua các bản Tạ Bú, bản Pậu để tìm tuyến đập Thủy điện Sơn La (trước đây gọi là Thủy điện Tạ Bú ). 40 năm sau công trình vĩ đại này mới được đưa ra xem xét để đầu tư xây dựng.
Trang tiếp
Phiên bản di động