RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Tài nguyên năng lượng | Trang 1 Thứ năm 09/05/2024 01:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
loi ich tu viec tiet kiem dien va nhung khuyen nghi den khach hang cua evnhanoi

Lợi ích từ việc tiết kiệm điện và những khuyến nghị đến khách hàng của EVNHANOI

Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng trên thế giới đang dần cạn kiệt và môi trường đang bị ô nhiễm, việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả không những giúp gia đình bạn giảm chi phí tiền điện hàng tháng, tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo tương lai xanh, vì sự phát triển bền vững của trái đất.
dien nang toan cau va viet nam ky 2 co cau nguon phat ra nam 2020 2021

Điện năng toàn cầu và Việt Nam [Kỳ 2]: Cơ cấu nguồn phát ra năm 2020 - 2021

Qua các phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Việc phát điện của các nước tùy thuộc trước hết vào tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước, trong đó ưu tiên trước hết nguồn điện có giá thành rẻ, mức phát thải thấp hơn. Mặt khác, việc phát triển còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cho phép tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng sạch hơn (phát thải CO2 thấp) nhưng chi phí cao hơn (giá thành điện năng cao). Nhưng xu hướng chung là các nước ngày càng chú trọng phát triển điện năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.
nang luong nhat ban ky 10 chi phi phat dien cua cac nguon dien nam 2030

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 10]: Chi phí phát điện của các nguồn điện năm 2030

Nhóm công tác kiểm tra chi phí phát điện (thuộc Nhóm nghiên cứu tài nguyên năng lượng toàn diện - Văn phòng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - METI) đã tóm tắt kết quả tạm tính chi phí phát điện của từng nguồn điện của Nhật Bản vào thời điểm năm 2020 và 2030. Điểm đáng chú ý là về chi phí sản xuất điện năm 2030 của Nhật Bản trong kết quả tạm tính lần này, chi phí cận biên của từng nguồn điện đã được thêm vào làm giá trị tham khảo.
cuoc thi truc tuyen thieu nhi thu do voi ky nang su dung dien

Cuộc thi trực tuyến ‘Thiếu nhi Thủ đô với kỹ năng sử dụng điện’

Thành đoàn Hà Nội, Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội phối hợp với Đoàn Thanh niên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN Hà Nội), Đoàn Thanh niên Sở Công Thương Hà Nội và nhà tài trợ ILS Việt Nam tổ chức cuộc thi trực tuyến “Thiếu nhi Thủ đô với kỹ năng sử dụng điện”. Cuộc thi nhằm góp phần lan tỏa thông điệp về sử dụng điện tiết kiệm, an toàn, giúp các bạn nhỏ và phụ huynh cũng như xã hội nâng cao nhận thức về nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
anh quoc bo than chuyen sang nltt nhu the nao ky 1 chi tieu kinh te nang luong

Anh quốc bỏ than, chuyển sang NLTT như thế nào? Kỳ 1: Chỉ tiêu kinh tế, năng lượng

Tiếp nối chuyên đề “Kinh nghiệm chuyển dịch sang năng lượng tái tạo ở Đức - Nhìn từ thể chế”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ trả lời cho câu hỏi: Tại sao ngành điện Vương quốc Anh rời bỏ than để chuyển sang năng lượng tái tạo? Quá trình đó diễn ra như thế nào (từ phương diện thể chế trong bối cảnh kinh tế, xã hội, tài nguyên năng lượng)? Từ đó, lưu ý cho các quốc gia nghèo, đang phát triển khi tham khảo kinh nghiệm từ quốc gia này. 
gio trai dat 2021 len tieng vi thien nhien

Giờ Trái đất 2021: ‘Lên tiếng vì thiên nhiên’

Vào 20h30 thứ Bảy (ngày 27/3/2021), sẽ diễn ra sự kiện Giờ Trái đất, một trong những chiến dịch lớn nhất toàn cầu về môi trường, quy tụ hàng trăm triệu cá nhân, doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới cùng nâng cao nhận thức và hành động để giải quyết vấn đề cấp bách của toàn cầu - cuộc khủng hoảng khí hậu, mất đa dạng sinh học và thiếu hụt các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên năng lượng, diễn ra với tốc độ chưa từng có.
tai nguyen nang luong tai tao bien viet nam va giai phap phat trien

Tài nguyên năng lượng tái tạo biển Việt Nam và giải pháp phát triển

Theo đánh giá, với tiềm năng kỹ thuật hiện nay, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia có tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió và 10 nước có năng lượng sóng biển tốt nhất thế giới. Ngoài ra, còn có tiềm năng các dạng năng lượng tái tạo biển Việt Nam khác như năng lượng dòng chảy, năng lượng nhiệt (OTEC), bức xạ mặt trời, sinh khối rất có tiềm năng vùng biển Trung bộ và khu vực biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, năng lượng thủy triều có ở phía Bắc Vịnh Bắc bộ và vùng cửa sông Đồng bằng sông Cửu Long, năng lượng gradient muối tại các cửa sông... Nhưng giải pháp nào để năng lượng tái tạo biển của chúng ta phát triển bền vững trong tương lai tới? Chuyên gia chuyên nghiên cứu về biển, hải đảo có bài báo phân tích dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý, phản biện của độc giả.
cap nhat ve tiem nang tai nguyen nang luong viet nam va kha nang khai thac

Cập nhật về tiềm năng tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng khai thác

Báo cáo cập nhật về tiềm năng tài nguyên năng lượng của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu khí) và thủy điện lớn của Việt Nam sẽ sớm đạt “mức trần” khả năng khai thác. Nếu tiếp tục phát triển các loại nguồn dựa vào tài nguyên hóa thạch, trên thực tế, chúng ta đã phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu than, hoặc sẽ sớm phụ thuộc nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo lại có tiềm năng khá dồi dào, nhất là điện gió và điện mặt trời.
vneep3 nhan to quan trong gop phan dam bao an ninh nang luong viet nam

VNEEP3: Nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Việt Nam

Cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, bảo tồn tài nguyên năng lượng là giải pháp quan trọng trong chính sách an ninh năng lượng quốc gia hiện nay của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Bộ Công Thương đã, đang có những hành động và bước đi cụ thể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần phát triển kinh tế theo hướng bền vững trong giai đoạn mới. Và “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030” (VNEEP3) được kỳ vọng đột phá về cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng của Việt Nam.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky cuoi

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ cuối]

Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn, xu hướng phát triển năng lượng trên thế giới; thực trạng các nguồn tài nguyên năng lượng, ngành năng lượng, cũng như nền kinh tế Việt Nam, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học... TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM xin kiến nghị 8 nhóm vấn đề cần ưu tiên thực hiện trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị dưới đây. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 6

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]

Việt Nam đã bắt đầu trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng vào năm 2015, và tỷ trọng nhập khẩu  tịnh năng lượng đã tăng đến 20% vào năm 2017, dự báo tỷ lệ này vào năm 2050 sẽ lên tới 63 - 72% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp của đất nước. Trong bối cảnh nguồn cung năng lượng trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường do các yếu tố bất ổn về địa chính trị, biến đổi khí hậu cực đoan… cho thấy việc nghiên cứu triển khai một chiến lược dài hạn về nhập khẩu nhiên liệu trong trung, dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là hết sức cần thiết, như Nghị Quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nêu: "Khẩn trương xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài". (Bài viết này sẽ đề cập tới vấn đề nhập khẩu than cho sản xuất điện của Việt Nam).  
nganh dien tren the gioi va nhung dieu tham khao cho viet nam

Ngành điện trên thế giới và những điều tham khảo cho Việt Nam

Qua phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Không có nước nào có cơ cấu sản lượng điện giống nhau từ các nguồn năng lượng và giống như cơ cấu bình quân của thế giới. Cơ cấu sản lượng điện của từng nước tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước cũng như khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ngoài của mỗi nước. Do đó, không thể lấy cơ cấu bình quân của thế giới làm thước đo cho từng nước để rồi định hướng phát triển theo cơ cấu bình quân đó. 
nang luong tai tao trong can can nang luong toan cau

Năng lượng tái tạo trong cán cân năng lượng toàn cầu

Phát triển năng lượng tái tạo hoàn toàn tùy thuộc vào tiềm năng, lợi thế của từng nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có và khả năng tiếp cận các nguồn cung năng lượng từ bên ngoài của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mặc dù tăng trưởng mạnh, nhưng đến nay, năng lượng tái tạo mới chỉ đóng "vai trò phụ thêm" trong cán cân năng lượng toàn thế giới. Bởi về mặt kinh tế, tuy chi phí đầu tư và vận hành các nguồn điện này có xu hướng giảm song vẫn còn ở mức cao và phải thực hiện chế độ trợ giá thông quả biểu giá FIT (giá điện hỗ trợ). Còn về mặt kỹ thuật, hiện còn gặp khó khăn trong việc nối lưới và nâng cao mức độ ổn định, an toàn của hệ thống điện.
can co chinh sach du manh cho tham canh nang luong

Cần có chính sách đủ mạnh cho "thâm canh" năng lượng

Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm là khâu cực kỳ quan trọng, nó được đánh giá là tạo ra nguồn năng lượng sạch giá rẻ, là quốc sách "thâm canh" trong năng lượng, là phát triển bền vững, và chính là không ham hố chạy theo sản xuất nhiều năng lượng mà phải là đủ dùng, hiệu quả. Do vậy, chúng ta cần có chính sách đủ mạnh để thay đổi công nghệ, khuyến khích, hỗ trợ, thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, xây dựng các chỉ tiêu pháp lý cho hoạt động này.
tong quan nang luong tai tao toan cau va van de dat ra

Tổng quan năng lượng tái tạo toàn cầu và vấn đề đặt ra

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, việc phát triển thị trường điện năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có chiến lược, lộ trình, bước đi và cơ chế chính sách thích hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, nhất là tiềm năng các nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong nước. Ngay như CHLB Đức là nước có mức độ phát triển năng lượng tái tạo vào loại cao nhất thế giới cũng chưa thể tuyên bố từ bỏ nhiệt điện than đang giữ vai trò đáng kể trong hệ thống nguồn điện của nước này. Hoặc, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển cao và nghèo tài nguyên năng lượng hóa thạch cũng chỉ đề ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu đưa tổng sản lượng điện năng lượng tái tạo đạt mức 22-24% tổng sản lượng điện quốc gia với điều kiện giải quyết được vấn đề giảm chi phí (đang rất cao hiện nay), việc nối lưới và nâng cao mức độ ổn định, an toàn của hệ thống điện khi mở rộng công suất nguồn điện này.
Trang tiếp
Phiên bản di động