RSS Feed for Kết quả tìm kiếm từ khóa: Nhiệt điện khí | Trang 2 Thứ hai 20/05/2024 01:24
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
nang luong nhat ban ky 12 dong thai cua the gioi va nhat ban doi voi lng

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 12]: Động thái của thế giới và Nhật Bản đối với LNG

Trước Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến ​​được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào tháng 11 năm nay, các nhà hoạt động liên quan đến vấn đề nóng lên toàn cầu vốn đang hạn chế hoạt động do vi rút Corona đã hoạt động sôi nổi trở lại. Mục tiêu của họ là chuyển từ phản đối than đá sang phản đối khí thiên nhiên. Nhưng nếu phát sinh vấn đề trong cung cấp nhiên liệu hóa thạch, Nhật Bản sẽ sớm đứng trước nguy cơ thiếu điện.
thach thuc trong linh vuc dien luc cua pvn ky 4 cac du an dang chuan bi dau tu

Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 4]: Các dự án đang chuẩn bị đầu tư

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện đang chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 (khoảng 1.760 MW) sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), miền Trung 1 và 2 (1.500 MW) sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh, dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện gần đây nhất, thì dù chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhưng các dự án đã xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc và có nguy cơ chậm tiến độ vài năm so với mốc tiến độ. 
thach thuc trong linh vuc dien luc cua pvn ky 3 cac du an mat phuong huong

Thách thức trong lĩnh vực điện lực của PVN [Kỳ 3]: Các dự án ‘mất phương hướng’

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVN/PV Power) đang tập trung triển khai xây dựng 3 nhà máy nhiệt điện than (Sông Hậu 1, Thái Bình 2, Long Phú 1) và chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện khí: Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), miền Trung 1 và 2 sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Đồng thời, nghiên cứu để phát triển một số nhà máy điện khí khác. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án nhiệt điện than đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, tiến độ các dự án đều chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và Long Phú 1 đang trong tình trạng bế tắc và mất phương hướng. Dưới đây là phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam về 3 dự án điện nêu trên.
phat trien dien khi o viet nam tam ket mot so quan ngai va kien nghi

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Tạm kết]: Một số quan ngại và kiến nghị

Để tạm kết chuyên đề này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Việc nhập khẩu LNG cho phát điện ở Việt Nam hoàn toàn khả thi về kỹ thuật. Nhưng để nâng cao hơn nữa tính khả thi về kinh tế của các dự án điện LNG, chúng ta cần lựa chọn đúng các đối tác có tiềm năng thực sự. Không nên đưa vào Quy hoạch điện VIII các dự án không đáp ứng tiêu chí “đồng bộ từ khâu cung ứng” LNG. Càng không nên dựa vào các chủ đầu tư không tự có nguồn LNG (phải đi mua để bán lại cho Việt Nam). Đặc biệt là các đối tác từ các nước đang và sẽ phải nhập khẩu nguồn nhiên liệu này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v...
phat trien dien khi o viet nam ky 4 lua chon thi truong lng chien luoc

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 4]: Lựa chọn thị trường LNG chiến lược

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Cơ hội của chúng ta nhập khẩu được khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn hẳn so với việc nhập khẩu khí thiên nhiên (NG), bởi Việt Nam có khả năng nhập khẩu được LNG từ nhiều nước như: Indonesia, Úc, Malaysia, Nga. Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu LNG rất lớn gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài loan và Ấn Độ.
phat trien dien khi o viet nam ky 3 nguon cung nhien lieu trong nuoc

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 3]: Nguồn cung nhiên liệu trong nước

Tài nguyên khoáng sản nói chung và nguồn nhiên liệu hóa thạch nói riêng ở Việt Nam chỉ có hạn. Sản lượng khai thác các nguồn nhiên liệu than và khí cho phát điện trong giai đoạn 2020 ÷ 2045 lại càng có hạn. Nhưng để làm “bệ đỡ” cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đòi hỏi trong hệ thống điện phải tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng hóa thạch. Theo đó, trong Quy hoạch điện VIII đã xem xét tiềm năng phát triển 94 các dự án nhiệt điện than và nhiệt điện khí, với tổng công suất lắp đặt  202,6 GW (quy mô bình quân của dự án ~2.155 MW).
phat trien dien khi o viet nam ky 2 quy hoach quan ly nguon dien khi lng

Phát triển điện khí ở Việt Nam [Kỳ 2]: Quy hoạch, quản lý nguồn điện khí LNG

Quy hoạch điện VII đã dự tính giai đoạn 2025 ÷ 2030 tổng công suất của các nguồn điện chạy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ 15 ÷ 19 GW, nhưng đến giữa 2019, đã có tới 25 dự án được xem xét bổ sung, với tổng công suất tới 50 GW (gấp 2,6 ÷ 3,3 lần). Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về công tác quản lý phát triển các dự án nhiệt điện khí LNG thời gian qua, cũng như các nguồn lực để thực hiện nguồn điện này trong quy hoạch Quy hoạch điện VIII sắp tới.
bao cao thu tuong ve chinh sach phat trien nguon dien doc lap o viet nam

Báo cáo Thủ tướng về chính sách phát triển ‘nguồn điện độc lập’ ở Việt Nam

Kết thúc hội thảo khoa học về “Cơ chế, chính sách cho các nhà đầu tư IPP phát triển nguồn điện tại Việt Nam - Những vấn đề đối với nhà đầu tư” do Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực (chủ trì), Tạp chí Năng lượng Việt Nam (tổ chức thực hiện), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh - Phó trưởng Ban Thường trực đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về kết quả hội thảo này; đồng thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án nguồn năng lượng gió, mặt trời, nhiệt điện khí, than... do các nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới.
von cho du an dien lng bac lieu dang duoc chinh phu hoa ky tham dinh

Vốn cho dự án điện LNG Bạc Liêu đang được Chính phủ Hoa Kỳ thẩm định

Thông tin từ hội nghị sơ kết 6 tháng triển dự án Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu cho biết: Hồ sơ đăng ký chương trình tài trợ không hoàn lại của Cục Thương mại - Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) cho dự án này hiện đang được Chính phủ Hoa Kỳ thẩm định và phê duyệt. Đây là bước tiến triển mới, tích cực sau khi dự án đã được phê duyệt vào chương trình vận động chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ từ tháng 10/2019.
nhung van de can uu tien trong chien luoc phat trien nang luong ky 7

Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]

Trong bối cảnh nguồn cung khí trong nước suy giảm nhanh, các mỏ mới có chi phí phát triển cao, quá trình đàm phán giá khí thường kéo dài, trong khi đó nhu cầu sử dụng khí ngày càng tăng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ để bảo đảm duy trì nguồn cung cấp khí ổn định, lâu dài cho nền kinh tế và góp phần vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Do đó, giải pháp hữu hiệu nhất là ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) như đã nêu trong Nghi quyết 55/NQ -TW của Bộ Chính trị.
can can nhac can trong truoc khi dau tu du an dien khi bac lieu

Cần cân nhắc ‘cẩn trọng’ trước khi đầu tư dự án điện khí Bạc Liêu

Chiều ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bạc Liêu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng hoan nghênh tỉnh đã triển khai mạnh mẽ các dự án năng lượng, trong đó có dự án Nhiệt điện khí LNG 3.200 MW; lưu ý tỉnh cần làm đúng quy trình, quy định của pháp luật, cẩn trọng, kỹ càng.
thong nhat dua du an dien long an 1 va 2 vao quy hoach dien 8

Thống nhất đưa dự án điện Long An 1 và 2 vào Quy hoạch điện 8

"Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành và báo cáo Thủ tướng về dự án Nhiệt điện Long An 1, Long An 2 (sử dụng than nhập khẩu) sang sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Với kiến nghị điều chỉnh công nghệ, công suất của các dự án này, Bộ thống nhất đưa vào Quy hoạch điện 8 sắp tới để báo cáo Chỉnh phủ và cân đối mang tính dài hạn, phục vụ nhu cầu cung cấp điện giai đoạn năm 2030" - Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.
chuyen dong phan ha nguon trong chuoi du an khi ca voi xanh

Chuyển động phần hạ nguồn trong Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình "cơ sở hạ tầng dùng chung" cho các nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất 1, 2 và 3 (giữa Sembcorp - Singapore và EVN).
se huy dong nguon dien chay dau theo yeu cau cua he thong

Sẽ huy động nguồn điện chạy dầu theo yêu cầu của hệ thống

Mục tiêu vận hành hệ thống điện trong tháng 2/2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là khai thác các nhà máy thủy điện đảm bảo yêu cầu cấp nước hạ du cho các địa phương và mức nước giới hạn các hồ thủy điện; khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, khí theo khả năng cấp nhiên liệu; huy động nhiệt điện chạy dầu theo yêu cầu của hệ thống.
khi co nhu cau khan cap viet nam se thue tau nha may dien noi

Khi có ‘nhu cầu khẩn cấp’ Việt Nam sẽ thuê tàu - nhà máy điện nổi

Trong trường hợp các dự án nhiệt điện phía Nam vẫn tiếp tục chậm tiến độ, để đảm bảo cấp điện cho miền Nam, có thể xem xét tới khả năng thuê các tàu, xà lan/nhà máy điện nổi để cung cấp điện. Theo đánh giá, với thời gian giao hàng ngắn, hợp đồng từ 3 đến 10 năm, dải công suất dao động trong khoảng 30 - 620 MW... đây là giải pháp ngắn và trung hạn tương đối hiệu quả cho các quốc gia có nhu cầu điện khẩn cấp. 
Trang trước Trang tiếp
Phiên bản di động