Sẽ cho phép một số dự án điện vào diện 'khẩn cấp’
05:43 | 29/08/2013
>> Đa dạng hóa hình thức đầu tư các công trình điện
>> Xem xét cân đối lại cung cầu hệ thống điện Quốc gia
>> Giá bán điện bình quân tăng 5% từ 1/8
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
NGUYỄN TÂM
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, hiện nay tình hình điện của Việt Nam không còn tình trạng “ăn đong” như trước. Việt Nam đã có khoảng 20% công suất điện dự phòng, đường dây 500 kV đã thêm nhiều mạch để điều hòa chung cho cả nước. Vì vậy, có thể khẳng định từ nay đến năm 2015 Việt Nam không thiếu điện.
Tuy nhiên, đến năm 2017-2018 do một số dự án điện chậm tiến độ nên có nguy cơ xảy ra thiếu điện cục bộ tại khu vực phía Nam. Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo điều chỉnh sơ đồ điện VII làm sao xây dựng tuyến truyền tải điện Bắc - Nam phải có thêm một số trạm đủ vận tải điện để điều hòa vững chắc hơn cho các khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu ngành điện kiên quyết tháo gỡ khó khăn tại một số dự án tại phía Nam để đảm bảo không thiếu điện cục bộ tại thời điểm đó. Với một số dự án như: Long Phú, Vĩnh Tân… Chính phủ sẽ chủ trương cho các dự án này thuộc diện dự án khẩn cấp. Vừa qua, Chính phủ đã có biểu quyết thông qua chủ trương này để Bộ Công Thương và các đơn vị ngành điện tập trung thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu điện tại khu vực phía Nam.
Bình luận về quyết định tăng giá điện ngày 1/8 vừa qua, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, Bộ Công Thương đã không làm tốt khâu tuyên truyền giải thích cho người dân hiểu về điều hành giá điện, lộ trình tăng giá điện dẫn tới những hiểu lầm từ người dân.
Bộ trưởng Đam cho hay, theo quy định tại QĐ 24 của Thủ tướng Chính phủ, việc tăng giá điện có nhiều điều kiện chặt chẽ nhưng có hai điều kiện cụ thể nhất là: giá điện sẽ không tăng liên tục trong 3 tháng, nếu tăng dưới 5% trở xuống thì thẩm quyền quyết định thuộc Bộ Công Thương.
Từ tháng 12/2012 tới nay với 3 lần điều chỉnh giá điện, mỗi lần đều tăng 5% và thẩm quyền quyết định đều thuộc Bộ Công Thương, không biết có phải là sự trùng hợp hay không, ông Đam bày tỏ.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, trong phiên họp Chính phủ lần này, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập và quán triệt, song song với việc điều chỉnh dần giá điện phải có chính sách hỗ trợ cụ thể, cho người nghèo, đối tượng chính sách.
Theo đó, hiện cả nước có khoảng 2% hộ nghèo tiêu thụ dưới 50 kWh/tháng, 14% hộ cận nghèo tiêu thụ dưới 100kWh/tháng; khoảng 6-7% nhà thầu điện tại địa phương, khu công nghiệp, khu dân cư; trạm thủy nông… Trong đợt điều chỉnh giá điện vừa qua, các đối tượng này vẫn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Dù giá điện có điều chỉnh thế nào thì người nghèo vẫn tiếp tục được hỗ trợ, chứ không cao bằng được. Ngoài ra, Chính phủ vẫn sẽ bao cấp một số lượng điện nhất định cho người nghèo bằng tiền mặt và hỗ trợ đối tượng này chuyển sử dụng các thiết bị điện thông thường sang thiết bị tiết kiệm điện.
Lý giải về đánh giá tác động việc tăng giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đời sống xã hội và các ngành sản xuất của Bộ Công Thương đang “vênh” với đánh giá của các cơ quan nghiên cứu kinh tế, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Anh Tuấn khẳng định, cách tính của Bộ Công Thương dựa trên thông số đầu vào. Vì vậy, qua tính toán của các cơ quan chức năng thì việc tăng giá điện thêm 5% vừa qua đảm bảo không gây biến động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, với tăng giá điện 5%, CPI sẽ tăng trực tiếp 0,12%, tùy thuộc từng lĩnh vực về tiêu hao điện năng, công nghệ sẽ làm tăng giá thành một số ngành sản xuất, từ 0,04-0,05%. Cụ thể, các ngành chịu tác động lớn như ngành sản xuất xi măng tăng khoảng 0,43%, sản xuất thép thành phẩm tăng 0,04%. Do đó, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và tính tới điều chỉnh giá cho phù hợp mặt bằng giá mới.
Đại diện Bộ Công Thương cũng bày tỏ, thời điểm tăng giá điện vào tháng 8 xuất phát từ bản thân ngành năng lượng đang đứng trước áp lực của giá thành đầu vào khâu sản xuất điện cũng đang tăng cao. Cụ thể từ tháng 4 đến tháng 8, giá than cũng tăng từ 37-41%. Điều này đồng nghĩa sẽ tạo nên mức tăng giá điện tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng trong năm nay. Ngoài ra, PV Gas cũng điều chỉnh tăng giá nguyên liệu khí khiến giá đầu vào của các nhà máy nhiệt điện tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng (quá mức bao tiêu cho phép). Vì vậy, quyết định tăng giá điện là không thể tránh khỏi vừa để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, vừa đảm bảo lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Với công tác kiểm toán giá điện năm 2012, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện bộ đang triển khai quy trình và khả năng trong tháng 10 này sẽ có kiểm tra đánh giá cụ thể, khi đó bộ sẽ có thông cáo báo chí rộng rãi về kết quả.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?
"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị