Phương pháp mới thu khí CO2 từ nhà máy nhiệt điện
17:32 | 07/12/2012
>> Trung Quốc công bố Sách Trắng 2012 về năng lượng
>> 10 thành phố 'xanh' nhất thế giới
>> Thuế carbon giúp giảm mạnh khí thải ở Australia
>> Thành phố Vienne - Áo: “Công trình xây dựng phải dùng năng lượng xanh”
>> Các thành phố thải ra 70% lượng phát thải khí nhà kính
Những lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn được thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than và khí thiên nhiên. Một công nghệ quan trọng để tạo ra những nhà máy năng lượng ít khí thải và thân thiện với môi trường là thu khí các-bon và sử dụng (phương pháp CCU). Phương pháp này có thể giảm lượng khí thải các-bon trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện. Tuy nhiên, những phương pháp trước đây đòi hỏi chi phí vận hành cao và hiệu suất thấp.
Viện nghiên cứu Hệ thống và Công nghệ năng lượng của Đại học TU Darmstadt đã tiến hành thử nghiệm các phương pháp thu CO2 khác nhau. Trong đó, phương pháp "carbonate-looping" cho thấy nhiều tiềm năng. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng đá vôi sinh ra một cách tự nhiên để thu CO2 trong khí thải của nhà máy điện tại những lò phản ứng giai đoạn đầu. Sau đó khí CO2 nguyên chất được đưa vào quá trình phản ứng giai đoạn hai, được xử lý và dự trữ.
Sau khi nhiều cuộc thí nghiệm song song, phương pháp này đã cho thấy khả năng phù hợp cho việc ứng dụng trong các hệ thống quy mô lớn. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang ứng dụng phương pháp này cho một nhà máy quy mô lớn. Dự án này được tài trợ bởi Bộ kinh tế liên bang Đức, với mục đích của lắp đặt hệ thống cho các nhà máy điện hiện có của nước này.
Việc nghiên cứu phương pháp "carbonate-looping" tới nay đã được tài trợ tổng cộng 5 triệu euro từ Bộ kinh tế Đức và các hiệp hội doanh nghiệp khác.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Miệng 'kẻ sang' có gang, có thép...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: 'Nhóm lợi ích' đi ngược lợi ích đất nước
Tương quan lực lượng hải quân thế giới đang thay đổi
Hoa Kỳ không phải là 'anh hùng thế giới'
Trung - Nhật bên bờ vực xung đột vũ trang
Theo: VNEEP