RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ bảy 06/07/2024 00:05
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phân tích, nhận định về Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR24)

Phân tích, nhận định về Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR24)
Trong kỳ trước, chúng tôi đã tổng hợp một số nội dung chính, kèm theo các phân tích, nhận xét ban đầu về “EOR24 - Đường đến phát thải ròng bằng không”. Từ góc độ khoa học, trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích, nhận định thêm về các khuyến nghị, phương pháp luận của Báo cáo này.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp và một số khuyến nghị ban đầu cho các bên, đơn vị liên quan

Cơ chế mua bán điện trực tiếp và một số khuyến nghị ban đầu cho các bên, đơn vị liên quan
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn. Dưới đây là nội dung chính của Nghị định, kèm theo một số nhận định, khuyến nghị ban đầu của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về khung giá thủy điện tích năng

Đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về khung giá thủy điện tích năng
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo “Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng”. Rõ ràng, việc xây dựng và ban hành khung giá thủy điện tích năng là rất cấp thiết. Bởi đây là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét tính hiệu quả, lợi ích khi quyết định đầu tư xây dựng dự án nguồn điện này.

Các thành phần giá bán lẻ điện ở Đức - Gợi ý cách tiếp cận của Việt Nam

Các thành phần giá bán lẻ điện ở Đức - Gợi ý cách tiếp cận của Việt Nam
Giá điện bán cho hộ gia đình ở Đức luôn thuộc nhóm đắt nhất EU và được chia ra nhiều thành phần. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp các thành phần giá điện bán lẻ ở Đức và so sánh, gợi ý những vấn đề cần cân nhắc cho thị trường bán lẻ điện của Việt Nam.

Suất đầu tư cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời (cập nhật tháng 6/2024)

Suất đầu tư cho nguồn điện khí, điện gió, mặt trời (cập nhật tháng 6/2024)
Sau khi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, nhiều bạn đọc quan tâm đến suất đầu tư của các nguồn điện khí và năng lượng tái tạo. Đáp ứng phần nhỏ của yêu cầu này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số thông tin liên quan đến suất đầu tư nguồn điện khí, điện gió, mặt trời trên thế giới hiện nay để bạn đọc tham khảo.

Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo

Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo
Những tín hiệu đầu mùa lũ năm 2024 đã phát đi thông điệp là các nhà máy thủy điện đã sẵn sàng đáp ứng công suất khi hệ thống điện yêu cầu. Tuy nhiên, dự báo trong tháng 7 và tháng 8 năm nay nắng nóng có xu hướng gia tăng, do vậy, cần tiếp tục theo dõi sát sao để điều tiết vận hành các nhà máy thủy điện hợp lý, hiệu quả... Dưới đây là tổng hợp của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về lưu lượng nước, tình hình khai thác công suất thủy điện (thời điểm 24/6/2024) và một số dự báo, lưu ý trong diễn biến bất thường của thời tiết.

‘Đường cong con vịt California’ đã xuất hiện ở Việt Nam?

‘Đường cong con vịt California’ đã xuất hiện ở Việt Nam?
Trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về đường cong con vịt California trong tích hợp năng lượng mặt trời vào hệ thống điện và làm rõ thêm câu hỏi: Vịt California đã đến Việt Nam chưa? Các tác động, hệ lụy của hình dáng đồ thị này thế nào? Những vấn đề gì chúng ta cần quan tâm?

Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR24) - Gợi ý lộ trình hiệu quả tới Net zero

Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR24) - Gợi ý lộ trình hiệu quả tới Net zero
Ngày 19/6/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Cục Năng lượng Đan Mạch tổ chức công bố “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không”. Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số nội dung chính, kèm theo các phân tích và nhận xét ban đầu về Báo cáo này.

Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP

Đầu tư chuyển dịch năng lượng của một số công ty dầu khí trên thế giới - Kinh nghiệm cho PVEP
Cập nhật về xu hướng đầu tư chuyển dịch năng lượng của các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới và gợi ý kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho trường hợp của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Nguyễn Anh Tuấn [*] vừa có bài báo gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.
Một tỷ kWh/ngày - Ngưỡng ‘tâm lý’ về tiêu thụ điện của Việt Nam

Một tỷ kWh/ngày - Ngưỡng ‘tâm lý’ về tiêu thụ điện của Việt Nam

Mặc dù công suất đỉnh của toàn hệ thống điện đến ngày 28/5/2024 chưa vượt qua đỉnh của cuối tháng 4 là 47.670 MW (cao nhất của hệ thống điện Việt Nam đến hiện tại), nhưng sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5 đã đạt đỉnh mới: 1,0019 tỷ kWh. Đây là một ngưỡng tâm lý. Từ góc độ quản lý hệ thống, cũng như tiêu thụ điện trong hiện tại và hướng tới tương lai, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số bình luận, nhận định và khuyến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 76]: Thiết lập hệ thống đốt trộn than + amoniac nhiên liệu quy mô lớn

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac (NH3) nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. (Tổng hợp của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam

Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) vừa gửi văn bản tới Bộ Công Thương về khuyến nghị đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và LNG nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu nội dung đề xuất của JCCI, cũng như các tài liệu liên quan, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số quan điểm độc lập dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Chiến lược quốc gia hydrogen: Ba trụ cột, ba mục tiêu của Hoa Kỳ, gợi ý thí điểm ở Việt Nam

Hydrogen là nguồn năng lượng sạch, được đánh giá là tương lai của ngành năng lượng, vì có tiềm năng ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực giao thông, lưu trữ năng lượng tái tạo, cung cấp nhiệt. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính cho sự phát triển của năng lượng hydrogen chính là chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối cao. Do vậy, giảm chi phí các khâu sản xuất là một thách thức lớn cần được giải quyết để tăng tính cạnh tranh cho nguồn năng lượng này. (Tổng hợp của chuyên gia PECC2 và Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [kỳ 75]: Thời hạn G7 loại bỏ điện than và kế hoạch riêng của Nhật Bản

Hội nghị Bộ trưởng về Khí hậu, Năng lượng và Môi trường các nước G7 được tổ chức tại Torino, Ý hồi cuối tháng 4/2024, lần đầu tiên thông qua Tuyên bố chung về thời hạn loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện than. Theo đó, chậm nhất đến năm 2035 sẽ loại bỏ nhiệt điện than, mở ra một con đường để đẩy nhanh quá trình khử carbon. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau về thời hạn này.
Xử lý cánh tua bin gió cuối vòng đời - Bài học từ quốc tế, định hướng của Việt Nam

Xử lý cánh tua bin gió cuối vòng đời - Bài học từ quốc tế, định hướng của Việt Nam

Với 800.000 tấn cánh tua bin cũ, hỏng được thải ra hàng năm và đang tăng lên, ngành công nghiệp điện gió đang phải đối mặt với bài toán tái chế, tái sử dụng lại. Nó trở nên cấp bách khi cam kết trung hòa carbon đang đến gần. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật một số cách làm trên thế giới, cũng như hướng quản lý cuối vòng đời tua bin gió của Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ

Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ

Từ sau COP26, hợp tác Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) đang được ca ngợi như phương pháp nước giàu cấp tài chính cho các nước nghèo để thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch. Nhưng TS. Sean Sweeney của Đại học Thành phố New York [*] lại có góc nhìn khác về thỏa thuận này. (Tổng hợp, lược dịch của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những thông tin tại dự án này để bạn đọc tham khảo.
Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Vấn đề khí nhà kính đã, đang và sẽ tiếp tục gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, biến đổi khí hậu - là thách thức lớn của loài người. Các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng nhiều và dữ dội (từ bão tố, lũ lụt, đến nắng nóng, hạn hán, băng tan nhanh, hệ sinh thái bị huỷ hoại nhiều nơi trên toàn cầu). Tuy nhiên, đang và sẽ có nhiều giải pháp căn cơ để cứu hành tinh và nhân loại. Tổng hợp, phân tích và đề xuất, kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Sa thải công suất năng lượng tái tạo ở California (5/5/2024) và vấn đề tương tự ở Việt Nam

Sa thải công suất năng lượng tái tạo ở California (5/5/2024) và vấn đề tương tự ở Việt Nam

Sa thải công suất năng lượng tái tạo là việc phải làm trong điều phối hệ thống điện có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn, vì điện là sản phẩm có chi phí lưu trữ để dùng còn đắt đỏ. Lưu trữ chỉ giúp được một phần điện năng trong thời gian ngắn. Một hệ thống điện tiên tiến như của California cũng phải sa thải công suất hàng ngày. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích báo cáo sa thải công suất ở California ngày 5/5/2024 và tình hình ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.
Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Sau 1 năm nhìn lại

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Sau 1 năm nhìn lại

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg, ngày 15/5/2023. Tính đến nay vừa tròn 1 năm, nhưng công việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn nhiều vướng mắc (ngoại trừ đường dây 500 kV Quảng Trạch - Phố Nối) được khởi công đầu tháng 9/2023. Để gợi ý giải pháp tháo gỡ bế tắc này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nghiên cứu, xem xét 16 hạng mục cơ bản trong Quy hoạch và bước đầu đề xuất ‘bổ sung ngay’, ‘ban hành ngay’ một số văn bản quy phạm pháp luật để ‘triển khai ngay’ các dự án.
Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

McKinsey - một trong ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới (Big Three) của Hoa Kỳ vừa cập nhật báo cáo tựa đề “Hoạch định lộ trình hoàn thành mục tiêu phát thải Net zero cho Việt Nam” (Charting a path for Vietnam to achieve its Net-zero goals). Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt các nghiên cứu và khuyến cáo chính của McKinsey liên quan đến lĩnh vực năng lượng để chúng ta tham khảo.
Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống

Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống

Về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có ý kiến chuyên gia, mang tính khoa học - kỹ thuật trao đổi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung để làm rõ thêm tính khả thi của chính sách này. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Tiếp theo bài viết “Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu vực miền Bắc để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này một các hợp lý, phù hợp với Quy hoạch điện VIII. Mặt khác, giúp cho các hộ sử dụng điện có hướng tính toán khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt tính kinh tế, hiệu quả cao.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động