RSS Feed for Nhận định, Phản biện Thứ bảy 29/06/2024 12:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các thành phần giá bán lẻ điện ở Đức - Gợi ý cách tiếp cận của Việt Nam

Các thành phần giá bán lẻ điện ở Đức - Gợi ý cách tiếp cận của Việt Nam
Giá điện bán cho hộ gia đình ở Đức luôn thuộc nhóm đắt nhất EU và được chia ra nhiều thành phần. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp các thành phần giá điện bán lẻ ở Đức và so sánh, gợi ý những vấn đề cần cân nhắc cho thị trường bán lẻ điện của Việt Nam.

Giá điện hai thành phần ở Việt Nam: Watts cũng quan trọng như Joules

Giá điện hai thành phần ở Việt Nam: Watts cũng quan trọng như Joules
Nếu như trước đây giá điện chỉ quan tâm đến điện năng tiêu thụ (Joules) thì sắp tới người mua điện sẽ phải trả thêm phí công suất (Watts). Giá điện 2 thành phần có thể giúp giải quyết những thách thức to lớn của hệ thống điện Việt Nam hiện nay. Phân tích, làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến nội dung này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu bài viết của GS. Hà Dương Minh [*] dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Điện gió ngoài khơi Việt Nam (tháng 6/2024): Các thách thức và giải pháp chính sách

Điện gió ngoài khơi Việt Nam (tháng 6/2024): Các thách thức và giải pháp chính sách
Điện gió ngoài khơi trên thế giới đã, đang và sẽ được đầu tư phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2023 là 75 GW và có thể đạt 500 GW công suất lắp đặt vào năm 2040, 1.000 GW vào năm 2050. Việt Nam có tiềm năng kinh tế - kỹ thuật điện gió ngoài khơi trên 600 GW, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm phát triển, đầu tư các dự án. Bài báo dưới đây của TS. Dư Văn Toán [*] viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ đánh giá thuận lợi, cũng như khó khăn, thách thức mang tính pháp lý trong quá trình thúc đẩy điện gió ngoài khơi ở nước ta.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) - Chính phủ sẽ quyết định phương thức nào?

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) - Chính phủ sẽ quyết định phương thức nào?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tham dự cuộc họp để tổng hợp nội dung thảo luận và đề xuất một số vấn đề liên quan để Nghị định có thể được ban hành sớm.

Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo

Tình hình vận hành các hồ thủy điện trên toàn quốc (tháng 6/2024) và nhận định tiếp theo
Những tín hiệu đầu mùa lũ năm 2024 đã phát đi thông điệp là các nhà máy thủy điện đã sẵn sàng đáp ứng công suất khi hệ thống điện yêu cầu. Tuy nhiên, dự báo trong tháng 7 và tháng 8 năm nay nắng nóng có xu hướng gia tăng, do vậy, cần tiếp tục theo dõi sát sao để điều tiết vận hành các nhà máy thủy điện hợp lý, hiệu quả... Dưới đây là tổng hợp của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về lưu lượng nước, tình hình khai thác công suất thủy điện (thời điểm 24/6/2024) và một số dự báo, lưu ý trong diễn biến bất thường của thời tiết.

‘Đường cong con vịt California’ đã xuất hiện ở Việt Nam?

‘Đường cong con vịt California’ đã xuất hiện ở Việt Nam?
Trong bài báo dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích về đường cong con vịt California trong tích hợp năng lượng mặt trời vào hệ thống điện và làm rõ thêm câu hỏi: Vịt California đã đến Việt Nam chưa? Các tác động, hệ lụy của hình dáng đồ thị này thế nào? Những vấn đề gì chúng ta cần quan tâm?

Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR23) - Gợi ý lộ trình hiệu quả tới Net zero

Triển vọng Năng lượng Việt Nam (EOR23) - Gợi ý lộ trình hiệu quả tới Net zero
Ngày 19/6/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Cục Năng lượng Đan Mạch tổ chức công bố “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không”. Dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổng hợp một số nội dung chính, kèm theo các phân tích và nhận xét ban đầu về Báo cáo này.

Tín chỉ cacbon và vai trò thúc đẩy đầu tư công nghệ giảm phát thải quy mô lớn

Tín chỉ cacbon và vai trò thúc đẩy đầu tư công nghệ giảm phát thải quy mô lớn
Quá trình chuyển dịch để đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 đòi hỏi phải phát triển và triển khai nhanh chóng các công nghệ tiên tiến có vai trò quan trọng trong việc khử cacbon trong các lĩnh vực khó giảm thiểu khí thải như ngành công nghiệp, hàng không, vận tải đường dài. Báo cáo do IEA và GenZero lập [1], nêu rõ cách thức mà tín chỉ cacbon có thể giúp mở rộng quy mô ứng dụng các công nghệ tiên tiến như khí hydro phát thải thấp, nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) và thu giữ, lưu trữ không khí trực tiếp (DACS).

Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ

Chuyển đổi năng lượng công bằng ở Nam Phi, Indonesia và Việt Nam - Phân tích từ Hoa Kỳ
Từ sau COP26, hợp tác Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) đang được ca ngợi như phương pháp nước giàu cấp tài chính cho các nước nghèo để thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch. Nhưng TS. Sean Sweeney của Đại học Thành phố New York [*] lại có góc nhìn khác về thỏa thuận này. (Tổng hợp, lược dịch của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).
Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Triển vọng, trở ngại khi đồng đốt amoniac + than qua dự án thử nghiệm đầu tiên tại Nhật Bản

Hai tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản là JERA và IHI Corp đã triển khai thử nghiệm trình diễn amoniac nhiên liệu lớn đầu tiên tại Nhà máy Nhiệt điện Hekinan (4,1 GW) ở tỉnh Aichi. Mục tiêu thử nghiệm là để thiết lập hệ thống đồng đốt amoniac tại nhà máy điện than thương mại quy mô lớn trong tương lai. Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật những thông tin tại dự án này để bạn đọc tham khảo.
Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Điện hạt nhân - Nguồn làm mát khí hậu toàn cầu, kiến nghị đóng góp của Việt Nam

Vấn đề khí nhà kính đã, đang và sẽ tiếp tục gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, biến đổi khí hậu - là thách thức lớn của loài người. Các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày càng nhiều và dữ dội (từ bão tố, lũ lụt, đến nắng nóng, hạn hán, băng tan nhanh, hệ sinh thái bị huỷ hoại nhiều nơi trên toàn cầu). Tuy nhiên, đang và sẽ có nhiều giải pháp căn cơ để cứu hành tinh và nhân loại. Tổng hợp, phân tích và đề xuất, kiến nghị của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Sa thải công suất năng lượng tái tạo ở California (5/5/2024) và vấn đề tương tự ở Việt Nam

Sa thải công suất năng lượng tái tạo ở California (5/5/2024) và vấn đề tương tự ở Việt Nam

Sa thải công suất năng lượng tái tạo là việc phải làm trong điều phối hệ thống điện có tỷ lệ năng lượng tái tạo lớn, vì điện là sản phẩm có chi phí lưu trữ để dùng còn đắt đỏ. Lưu trữ chỉ giúp được một phần điện năng trong thời gian ngắn. Một hệ thống điện tiên tiến như của California cũng phải sa thải công suất hàng ngày. Chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích báo cáo sa thải công suất ở California ngày 5/5/2024 và tình hình ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 74]: Thay thế điện than bằng điện hạt nhân ở Hoa Kỳ - Nhìn từ Nhật Bản

Sau khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) công bố “Hướng dẫn xem xét việc thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã dừng, hoặc sẽ dừng hoạt động bằng nhà máy điện hạt nhân” hồi đầu tháng Tư vừa qua, báo chí Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính khả thi của chính sách này.
Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Sau 1 năm nhìn lại

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII - Sau 1 năm nhìn lại

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg, ngày 15/5/2023. Tính đến nay vừa tròn 1 năm, nhưng công việc triển khai thực hiện các dự án vẫn còn nhiều vướng mắc (ngoại trừ đường dây 500 kV Quảng Trạch - Phố Nối) được khởi công đầu tháng 9/2023. Để gợi ý giải pháp tháo gỡ bế tắc này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã nghiên cứu, xem xét 16 hạng mục cơ bản trong Quy hoạch và bước đầu đề xuất ‘bổ sung ngay’, ‘ban hành ngay’ một số văn bản quy phạm pháp luật để ‘triển khai ngay’ các dự án.
Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

Lộ trình Net zero của Việt Nam - Một số nghiên cứu và khuyến nghị từ quốc tế

McKinsey - một trong ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới (Big Three) của Hoa Kỳ vừa cập nhật báo cáo tựa đề “Hoạch định lộ trình hoàn thành mục tiêu phát thải Net zero cho Việt Nam” (Charting a path for Vietnam to achieve its Net-zero goals). Tạp chí Năng lượng Việt Nam tóm tắt các nghiên cứu và khuyến cáo chính của McKinsey liên quan đến lĩnh vực năng lượng để chúng ta tham khảo.
Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống

Để chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khả thi và đi vào cuộc sống

Về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có ý kiến chuyên gia, mang tính khoa học - kỹ thuật trao đổi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung để làm rõ thêm tính khả thi của chính sách này. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Phân tích hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc trong giai đoạn tới

Tiếp theo bài viết “Điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc theo Quy hoạch VIII - Đề xuất hoàn thiện chính sách mới”, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích về hiệu quả kinh tế khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu vực miền Bắc để làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xem xét đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn điện này một các hợp lý, phù hợp với Quy hoạch điện VIII. Mặt khác, giúp cho các hộ sử dụng điện có hướng tính toán khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đạt tính kinh tế, hiệu quả cao.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu - Gợi ý của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu - Gợi ý của Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Trong đó có đề cập đến nội dung các dự án nối lưới điện, sản lượng ghi nhận, nhưng “không được thanh toán” cho hộ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một vài ý kiến chuyên gia, mang tính khoa học - kỹ thuật trao đổi dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Bàn về quan điểm, định hướng chuyển dịch năng lượng của PVEP trong xu thế phát triển mới

Bàn về quan điểm, định hướng chuyển dịch năng lượng của PVEP trong xu thế phát triển mới

Chia sẻ quan điểm về thích ứng chuyển dịch năng lượng của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) phù hợp với tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân lực, chiến lược phát triển, cũng như phù hợp với xu thế chung của các công ty năng lượng thế giới... Nguyễn Anh Tuấn [*] vừa có bài báo gửi tới Tạp chí Năng lượng Việt Nam dưới đây. Trong đó, tác giải nhấn mạnh 3 đỉnh của hình tam giác, đó là: (1) Bảo đảm an ninh năng lượng, (2) khả năng tiếp cận và phù hợp, (3) tính ổn định và bền vững. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Hợp đồng mua bán điện trực tiếp với các trung tâm dữ liệu - Kinh nghiệm cho Việt Nam

Hợp đồng mua bán điện trực tiếp với các trung tâm dữ liệu - Kinh nghiệm cho Việt Nam

Theo ước tính của IEA: Lượng điện năng tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu toàn thế giới đạt khoảng 240-340 tỷ kWh (lớn hơn điện năng tiêu thụ của cả nước Việt Nam). Phần lớn các trung tâm tuyên bố sử dụng 100% điện từ năng lượng tái tạo thông qua các hợp đồng mua bán điện trực tiếp. Họ làm như thế nào? Tổng hợp, phân tích và đề xuất của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.
Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Năng lượng Nhật Bản [Kỳ 73]: ‘Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc’

Trong những ngày qua, truyền thông Nhật Bản đã đặc biệt nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi tại Hội nghị thượng đỉnh về điện hạt nhân đầu tiên tại Brussel, Bỉ hồi cuối tháng 3/2024 cho rằng: “Sự cấm đoán đối với điện hạt nhân đã kết thúc, mở ra một chương mới về những cam kết đối với điện hạt nhân”.
Đến thời điểm nào Việt Nam sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?

Đến thời điểm nào Việt Nam sẽ chấm dứt bù chéo giá điện?

Mới đây, tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công Thương đề xuất cách tính tiền điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Bậc thấp nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh (thay vì 50 kWh như hiện hành), còn bậc cao nhất là từ 701 kWh trở lên. Như vậy, việc bù chéo giá điện giữa khách hàng dùng nhiều điện cho khách hàng dùng ít điện vẫn tiếp tục thực hiện. Với đề xuất này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số nhận xét dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.
Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?

Chuyển đổi từ điện than sang điện hạt nhân - Câu chuyện của Hoa Kỳ, có gợi ý cho Việt Nam?

Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than thành các nhà máy điện hạt nhân. Kết quả cho thấy: Hàng trăm địa điểm nhà máy nhiệt điện than của nước này có thể được chuyển đổi sang nhà máy điện hạt nhân, giúp tạo thêm việc làm mới, tăng lợi ích kinh tế và cải thiện đáng kể điều kiện môi trường.
Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Hợp đồng mua bán khí LNG - Tổng hợp từ thị trường quốc tế

Sau một số bài báo về kinh nghiệm quốc tế trong mua bán điện khí, cách điều hành giá điện khí 2 thành phần... Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhận được nhiều ý kiến đề xuất thông tin thêm về hợp đồng mua bán khí LNG trên thế giới. Đáp ứng yêu cầu này, chúng tôi tổng hợp một số nội dung dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.
|< < 1 2 3 4 >
Phiên bản di động