RSS Feed for Nhà máy điện rác thứ hai tại Hà Nội được khởi công xây dựng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 24/04/2024 05:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhà máy điện rác thứ hai tại Hà Nội được khởi công xây dựng

 - Sáng ngày 30/3, Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin đã được diễn ra tại Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là dự án xử lý điện rác thứ hai ở Hà Nội do Công ty CP Công nghệ môi trường xanh Seraphin thuộc Tập đoàn AMACCAO làm chủ đầu tư.
Phát triển điện rác tại Việt Nam: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ Phát triển điện rác tại Việt Nam: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) tiên phong thiết kế các nhà máy điện rác tại Việt Nam, góp phần giảm tình trạng ô nhiễm rác thải rắn, bảo vệ môi trường. Vậy việc phát triển điện rác ở Việt Nam có khả thi hay không? Trong quá trình triển khai gặp những khó khăn gì và đâu là giải pháp? PV có cuộc trao đổi với ông Phạm Nguyên Hùng - Chủ tịch HĐQT PECC1 xoay quanh vấn đề này?


Dự án Nhà máy điện rác Seraphin ứng dụng công nghệ Segher của Bỉ, đây là công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, có xuất xứ từ châu Âu với các chỉ tiêu chất lượng chính của khí thải, lò đốt đạt tiêu chuẩn EU 2000/76/EC, các chỉ tiêu khác đều đạt và vượt QCVN 61/2016/BTNMT. Công nghệ này đã được nghiên cứu cải tiến với nhiều thiết bị phụ trợ hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xử lý rác của nhà máy, tái tạo năng lượng đặc biệt phù hợp với loại rác của Việt Nam (nhiệt trị thấp, độ ẩm cao, chưa qua phân loại).

Dự án hướng đến mục tiêu phát triển ngành công nghiệp môi trường chất lượng cao; xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: Nhà máy điện rác Seraphin là một trong những dự án quan trọng của TP Hà Nội, có công suất xử lý 1.500 tấn rác khô/ngày, vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Đây là dự án nhà máy điện rác thứ hai của Hà Nội, đốt để giảm thể tích phải chôn lấp từ 100% xuống 3%. Trước đó, Hà Nội đã xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn, dự kiến hòa lưới điện quốc gia từ tháng 3 năm nay. Cùng với nhà máy Sóc Sơn, Seraphin khi đưa vào vận hành cơ bản sẽ xử lý rác trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng đốt rác phát điện thay cho chôn lấp, coi chất thải là tài nguyên, vì một thành phố xanh sạch đẹp hơn.

Ông Tô Văn Nhật - Thành viên sáng lập, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn AMACCAO, đại diện Chủ đầu tư cho biết: Nhận thấy ô nhiễm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp đang là vấn đề bức xúc dân sinh trong nhiều đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, lãnh đạo Tập đoàn AMACCAO bao gồm nhiều chuyên gia nước ngoài đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tại các dự án, các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nước thải trên thế giới.

Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, AMACCAO đã tìm ra được loại hình nhà máy và công nghệ phù hợp nhất hiện nay đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt của Hà Nội. Đó là xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp bằng phương pháp đốt phát điện với công nghệ lò ghi cơ học xuất xứ từ châu Âu nhưng đã được các tập đoàn châu Á cải tiên 30 năm nay cho phù hợp với rác thải châu Á (rác không phân loại, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp). Công nghệ đã được 564 nhà máy đang vận hành thành công ở Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Srilanka, Bangladesh, Ấn Độ, các nước Ả Rập… là những khu vực có tính chất rác thải sinh hoạt tương đồng với chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam.

Theo Tập đoàn AMACAO: Hiện nay, đa số các dự án về điện rác tại Việt Nam do các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài là nhà đầu tư hoặc tổng thầu có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc vốn vay ODA. Một số dự án do các doanh nghiệp Việt Nam trước đây thực hiện vì chưa khảo sát, nghiên cứu kỹ về công nghệ, vì điều kiện kinh tế hay vì những lý do khác nên vẫn còn nhỏ lẻ, công nghệ không phù hợp, xử lý không triệt để. Nhiều dự án của các công ty môi trường trực thuộc tỉnh tại các tỉnh thành vay vốn ODA đầu tư công nghệ chưa phù hợp dẫn đến không vận hành được nhà máy và lãng phí hàng trăm triệu tới hàng tỉ USD.

AMACCAO với thế mạnh kĩ thuật - công nghệ đã nhận chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin từ các cựu cổ đông và Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long, sau đó đã đề xuất thành phố cho phép chuyển đổi công nghệ, cải tạo, đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Seraphin.

Một số thông tin về dự án Nhà máy điện rác Seraphin:

- Chủ đầu tư: Công ty CP Công nghệ môi trường xanh Seraphin.

- Công suất tiếp nhận rác định mức: 1.500 tấn/ngày đêm.

- Công suất tiếp nhận rác tối đa: 1.650 tấn/ngày đêm.

- Thời gian nhà máy vận hành đảm bảo ≥ 8000 giờ/năm.

- Công suất phát điện: 37 MW (bao gồm 3 lò đốt (công suất mỗi lò là 500 tấn/ngày); 2 tổ máy, gồm: 1 tổ 25 MW, 1 tổ 12 MW).

- Diện tích sử dụng đất 2,5ha.

- Tiến độ thực hiện xây dựng dự kiến:16 tháng.

- Tổng mức đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động