RSS Feed for Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định khung giá cho nguồn thủy điện tích năng | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 26/06/2024 17:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định khung giá cho nguồn thủy điện tích năng

 - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá thủy điện tích năng. Theo đó, khung giá phát điện của nhà máy điện thủy điện tích năng là dải giá trị từ 0 (đồng/kWh) đến mức giá của nhà máy điện chuẩn.
Khai thác nguồn thủy năng theo Quy hoạch điện VIII - Những vấn đề cần quan tâm Khai thác nguồn thủy năng theo Quy hoạch điện VIII - Những vấn đề cần quan tâm

Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam tiếp tục xây dựng các công trình thủy điện đã được quy hoạch, thủy điện nhỏ, thủy điện cột nước thấp, mở rộng công suất các nhà máy thủy điện đang vận hành, điện thủy triều và thủy điện tích năng. Nhưng để nhanh chóng triển khai, chúng ta cần đơn giản hóa quy trình cấp phép đầu tư. Riêng thủy điện tích năng, cần có chính sách cụ thể về giá mua - bán điện hợp lý để các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển. (Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam).

Tiêu thụ điện vượt ngưỡng Tiêu thụ điện vượt ngưỡng 'tâm lý’ 1 tỷ kWh/ngày - Bình luận và các khuyến nghị

Mặc dù công suất đỉnh của toàn hệ thống điện đến ngày 28/5/2024 chưa vượt qua đỉnh của cuối tháng 4 là 47.670 MW (cao nhất của hệ thống điện Việt Nam đến hiện tại), nhưng sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc ngày 28/5 đã đạt đỉnh mới: 1,0019 tỷ kWh. Đây là một ngưỡng tâm lý. Từ góc độ quản lý hệ thống, cũng như tiêu thụ điện trong hiện tại và hướng tới tương lai, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số bình luận, nhận định và khuyến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam Trao đổi với đối tác Nhật Bản về khuyến nghị cơ chế phát triển điện khí ở Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) vừa gửi văn bản tới Bộ Công Thương về khuyến nghị đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên trong nước và LNG nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu nội dung đề xuất của JCCI, cũng như các tài liệu liên quan, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam nêu một số quan điểm độc lập dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bạn đọc.

Theo Quy hoạch điện VIII: Trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ khai thác tối đa tiềm năng của các nguồn thủy điện, phát triển các thủy điện tích năng (là nhà máy thủy điện sử dụng hệ thống các hồ chứa ở các mức cao trình khác nhau để tích trữ năng lượng và phát điện) với quy mô khoảng 2.400 MW đến năm 2030 để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất, hỗ trợ tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo với quy mô lớn.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Điện lực (được sửa đổi, bổ sung) và Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, Bộ Công Thương có trách nhiệm quy định quy định phương pháp lập, thẩm định khung giá phát điện sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và tại Khoản 4 Điều 29 Luật Điện lực (được sửa đổi, bổ sung) quy định chính sách giá điện: “Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá… do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực”.

Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Công Thương đã ban hành các Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện rác, sinh khối. Đối với loại hình nhà máy thủy điện tích năng và thủy điện mở rộng định hướng phát triển trong thời gian tới cần thiết phải bổ sung quy định về khung giá phát điện. Ngày 29/5/2024, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy thủy điện tích năng và gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Dự thảo Thông tư có 4 Chương và 11 Điều khoản. Điểm đặc biệt của khung giá phát điện nhà máy thủy điện tích năng là có thành phần giá biến đổi - thành phần để thu hồi chi phí tích trữ nước, được xác định theo sản lượng điện tiêu thụ trong chu kỳ tích trữ nước và đơn giá bán lẻ điện giờ thấp điểm áp dụng cho các ngành sản xuất theo quy định.

Sau khi Thông tư quy định khung giá phát điện của nhà máy thủy điện tích năng được ban hành, các nhà máy điện thủy điện tích năng sẽ đàm phán giá với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo đó, khung giá phát điện của nhà máy điện thủy điện tích năng là dải giá trị từ 0 (đồng/kWh) đến mức giá của nhà máy điện chuẩn.

Giá phát điện PNĐ (đồng/kWh) của nhà máy điện chuẩn được xác định theo công thức sau: PNĐ = FC + FOMC + VC.

FC là giá cố định bình quân của nhà máy chuẩn bằng chi phí vốn đầu tư xây dựng nhà máy chuẩn chia cho điện năng bình quân năm tại điểm giao nhận. FOMC là giá vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy điện chuẩn được tính bằng tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy chia cho điện năng giao nhận bình quân nhiều năm của nhà máy điện. VC là giá biến đổi của năm áp dụng khung giá của nhà máy điện chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Thông tư này (đồng/kWh).

Trong thông tư cũng quy định chi tiết phương pháp, công thức tính cho từng loại thành phần nhằm xác định khung giá.

Như vậy, trong thời gian 2022 đến năm 2024, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành các quy định về khung giá phát điện và phương pháp xác định giá điện của tất cả các loại hình sản xuất điện hiện nay như: Nhiệt điện, thủy điện, mặt trời, điện gió, nhà máy điện sản xuất từ chất thải rắn, sinh khối và sắp tới là thủy điện tích năng.

Trên cơ sở các quy định nêu trên, vừa qua Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt khung giá cho nhà máy nhiệt điện sử dụng khí LNG năm 2024./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động