RSS Feed for Ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho các dự án lưới điện truyền tải | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 07/10/2024 06:01
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho các dự án lưới điện truyền tải

 - Ngày 15/8/2013, tại Ban QLDA các công trình điện miền Trung, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) đã ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho các dự án lưới điện truyền tải, trị giá hợp đồng 1.646 tỷ đồng. Các dự án bao gồm: trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ; đường dây 220kV đấu nối Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào hệ thống điện Quốc gia; đường dây 220kV Sơn Hà - Dốc Sỏi và đường dây 220kV Vĩnh Tân - Phan Thiết.​

>> Đóng điện công trình nâng dung lượng tụ bù dọc TBA 500kV Di Linh
>> Vốn cho lưới điện truyền tải: Cần có giải pháp đột phá
>> EVN nỗ lực hoàn thành nhiều công trình lưới điện

Anh ky ket Eximbank 1.JPG

Tổng giám đốc EVNNPT Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn

Dự án Trạm biến áp 500 kV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ (giai đoạn 2) được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất của Nhà máy thủy điện Xêkaman 3 (Lào) và các nhà máy thủy điện khu vực phía tây tỉnh Quảng Nam vào hệ thống điện Quốc gia (Đăk Mil 1, Đăk Mil 4, Sông Bung 4, Sông Bung 2...); Kết nối hệ thống điện 500kV, 220kV khu vực miền Trung - Tây Nguyên, góp phần tăng cường công suất, giảm tổn thất truyền tải và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống.

Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ và nhánh rẽ được xây dựng tại huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam và chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã đóng điện tháng 12/2011. Giai đoạn 2 của dự án đầu tư 2 MBA công suất 450MVA; 2 MBA tự dùng 35kV công suất 560KVA; Kháng điện; Hệ thống phân phối 500kV, 220kV, 35kV; Đầu tư hệ thống điều khiển tích hợp cho toàn trạm; Hoàn thiện hệ thống PCCC... và đầu tư nhánh rẽ 500kV, 2 mạch, dài 8,19 km, đấu nối từ đường dây 500kV Pleiku - Đà Nẵng (mạch 1) hiện có vào trạm.

Theo kế hoạch, dự án dự kiến khởi công tháng 10/2013 và đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2014. Đến tại thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất (phần đường dây)...                

Đối với dự án đường dây 220 kV đấu nối NMTĐ Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào HTĐ Quốc gia được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất các nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và Sông Bung 2 vào HTĐ Quốc gia. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài khoảng 6,5 km tại huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam. Dự án đã khởi công ngày 5/8/2013 và dự kiến đóng điện đưa vào vận hành tháng 6/2014. Đến thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất. Hiện nay nhà thầu đang tiến hành tập kết vật tư chuẩn bị triển khai đào đúc móng...   

Dự án đường dây 220 kV Sơn Hà - Dốc Sỏi được đầu tư xây dựng nhằm khai thác, truyền tải công suất các NMTĐ vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện Sơn Tây, Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi lên hệ thống điện Quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu phát triển phụ tải của khu vực tỉnh Quảng Ngãi và lân cận; Tăng độ tin cậy, ổn định và an toàn vận hành cho hệ thống điện miền Trung nói riêng và hệ thống điện Quốc gia nói chung. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài 46,33 km đi qua địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Dự án đã khởi công ngày 28/12/2012 và dự kiến đóng điện đưa vào vận hành tháng 10/2013 (đồng bộ tiến độ phát điện Nhà máy thuỷ điện Đăkđrinh). 

Dự án ĐZ 220 kV Vĩnh Tân - Phan Thiết được đầu tư xây dựng nhằm truyền tải công suất NMĐ Vĩnh Tân vào hệ thống điện Quốc gia, tăng cường công suất và giảm tổn thất cho hệ thống điện, tạo liên kết lưới điện 220 kV khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Đường dây được thiết kế 2 mạch, dài khoảng 91,719 km đi qua địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Dự án dự kiến khởi công tháng 9/2013 và đóng điện đưa vào vận hành cuối năm 2014. Đến tại thời điểm hiện tại AMT đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để tổ chức công tác kiểm đếm, lập phương án đền bù, đo vẽ giải thửa, thành lập hội đồng đền bù, quyết định thu hồi đất. 

Hiện nay, AMT đang tập trung chỉ đạo, quản lý điều hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện, phấn đấu khởi công và đóng điện đưa vào vận hành các công trình đúng kế hoạch.

Việc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đối với 4 dự án này nằm trong những giải pháp của Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quy hoạch điện VII với định hướng phát triển lưới điện. Trong đó, phát triển lưới điện truyền tải 220kV và 500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa khô, mùa mưa và huy động các nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trường điện.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Vũ khí và lối đánh Việt Nam: Một góc nhìn gần
Vì sao trong 'ồn ào' Thủ tướng Hun Sen im lặng?

"Một chuyến thăm lịch sử, một tầm nhìn chiến lược"
Nhiều người Trung Quốc vẫn ủng hộ 'kẻ thụt két quốc gia'
Abenomics: "Canh bạc" không chỉ của Nhật Bản
Sự yên bình 'khó hiểu' ở thủ đô Bình Nhưỡng
Chính sách kinh tế Lý Khắc Cường và sức ép chính trị

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động