RSS Feed for Khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 22/11/2024 16:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

 - Ngày 27/4, tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức lễ khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Cập nhật tình hình hoạt động dự án khí Lô B - Ô Môn (tháng 4/2023) Cập nhật tình hình hoạt động dự án khí Lô B - Ô Môn (tháng 4/2023)

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Ban chỉ đạo dự án phát triển khai thác dầu khí Lô B - Ô Môn (của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) vừa ra thông báo kết luận yêu cầu các đơn vị, các ban chuyên môn tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm đạt được quyết định đầu tư (FID) vào tháng 6/2023, nhằm bảo đảm tiến độ thi công (dự án thượng, trung nguồn) để đón dòng khí về bờ vào năm 2026.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [kỳ 2]: Góc nhìn chuyên gia về công tác quản lý

Theo nhìn nhận của Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Trong bối cảnh ngành điện, ngành than đang gặp nhiều khó khăn, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt được những thành tựu kỷ lục trong năm 2022, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, là nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo, cũng như gần 60 nghìn cán bộ, công nhân viên Tập đoàn trên khắp các vùng, miền của đất nước. Trong đó, nổi bật vai trò của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng và Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, được xây dựng trên diện tích 131,74 ha, có công suất 1.200 MW - là dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực đồng bằng Bắc bộ. Đây là công trình nguồn điện cấp bách trong Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII (điều chỉnh). Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hàng năm Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh lên lưới điện quốc gia, với doanh thu khoảng 18.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước khoảng trên 400 tỷ đồng/năm, sử dụng trực tiếp và gián tiếp trên 400 lao động tại địa phương.

Nhà máy sử dụng công nghệ lò than phun đốt trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, với thông số cận tới hạn và các chỉ tiêu cao về hiệu suất, độ ổn định, an toàn, đáp ứng tốt các điều kiện phát thải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nhà máy được coi là thân thiện, bảo vệ môi trường do áp dụng các công nghệ giảm phát thải NOx, lọc bụi, khử SOx, xử lý nước thải hiện đại.

Đến nay, 2 tổ máy của Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành quá trình chạy thử nghiệm thu và đã phát điện, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trên 1 tỷ kWh.

Khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ.

Như chúng ta đã biết, dự án đã trải qua nhiều giai đoạn biến động, có thời điểm tưởng chừng như đã phải đóng băng do các vụ việc diễn ra trong quá khứ, dẫn đến vướng mắc liên quan đến cơ sở pháp lý và nguồn vốn triển khai... Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và bản lĩnh của người lao động dầu khí, dự án đã ‘hồi sinh’ trở lại.

Theo chia sẻ trên trang Năng lượng Việt Nam trước ngày khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2: Đón nhận tin này, trong ngành năng lượng, gần như ai ai cũng vui và xức động, bởi trước đó, dự án có nguy cơ trở thành đống sắt vụn do đã dừng thi công quá lâu để xử lý những vi phạm pháp luật.

Nhân dịp này, Năng lượng Việt Nam đã dẫn lại nội dung kiến nghị “cấp cứu khẩn cấp” của các chuyên gia, nhà khoa học tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (thời điểm tháng 3/2019). Chúng tôi xin dẫn lại một số nội dung phân tích, kiến nghị dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo:

Qua tính toán của các chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho thấy: Một khi công trình được hoàn thành đúng tiến độ, việc trả lãi, trả vốn vay đã nằm trong các tính toán thông thường về kinh tế và hiệu quả dự án. Nhưng tính đơn giản hóa từ thời điểm hiện nay, với mức giá vốn của công ty Nhà nước ước có lợi nhuận khoảng 7%/năm, thì mỗi năm kéo dài thêm việc hoàn tất dự án, vốn chủ sở hữu nói trên sẽ bị thất thu gần 1.290 tỷ đồng. Cạnh đó là tiền lãi vay phải trả (của phần vay) khoảng gần 900 tỷ đồng (khi tính lãi suất vay thương mại là 7%/năm). Tổng cộng số tiền có thể bị tổn thất là khoảng 2.188 tỷ đồng/năm. Nếu tránh được hệ lụy này, chúng ta có thể đủ chi trả cho hơn 30.000 giáo viên/năm, với mức lương 6 triệu đồng/tháng; hoặc đủ cho xây dựng mới hơn 100 trường học phổ thông cơ sở đạt tiêu chuẩn.

Với nhận thức rằng: Đây là dự án quan trọng trong việc góp phần đáp ứng nhu cầu điện tăng cao của nền kinh tế, đến nay đã được thực hiện đầu tư với số vốn đã giải ngân rất lớn và khối lượng hoàn thành đạt 84,2%. Đặc biệt, với công trình nhiệt điện than có đặc điểm là để càng lâu không đưa vào vận hành thì nhiều hạng mục sẽ xuống cấp, hư hỏng, nhất là các thiết bị, công nghệ sẽ bị han gỉ, thậm chí để quá lâu, dự án có thể trở thành đống sắt vụn. Như vậy, nếu càng để chậm tiến độ hoàn thành dự án thì thiệt hại kinh tế càng lớn do lãi vay tăng cao, nguồn vốn đầu tư bổ sung khắc phục cũng tăng theo và số vốn đã đầu tư “bị chết” sẽ không thu hồi được.

Có thể nói, về kinh tế, việc chậm trễ dự án này là thiệt đơn, thiệt kép. Do vậy, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam kiến nghị:

Thứ nhất: Đề nghị các cơ quan liên quan, đi đôi với việc tiếp tục để các cơ quan chức năng điều tra, xác định và xử lý nghiêm minh các tổ chức, bộ phận, cá nhân vi phạm pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án, cần chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy tiến độ hoàn thành sớm đưa Nhà máy đi vào hoạt động, nhằm giảm các thiệt hại kinh tế, xã hội do sự chậm trễ gây ra. Đồng thời, chỉ đạo việc điều tra, xử lý vi phạm pháp luật không gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.

Thứ hai: Chính phủ căn cứ vào các kiến nghị của PVN, báo cáo của Bộ Công Thương và các ý kiến của Đoàn công tác liên ngành do Bộ Công Thương thành lập, sớm có các văn bản chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, các bộ, ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình nhanh chóng hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp với PVN tháo gỡ các vướng mắc trong các quy định hiện hành, nhất là cơ chế huy động, thu xếp vốn cho dự án theo tinh thần “cấp cứu khẩn cấp” để mau chóng tiếp tục thực hiện các công việc còn lại nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án sớm nhất có thể.

Thứ ba: Chỉ đạo chủ đầu tư xây dựng phương án, kế hoạch hành động, giải pháp cụ thể, kể cả dự toán và tiến độ thi công để tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục còn lại, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ đã đề ra./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động