Kết luận của Thủ tướng sau kiểm tra việc cung ứng than, sản xuất điện ở Quảng Ninh
05:57 | 27/06/2023
Than đá trong chuyển dịch năng lượng [kỳ cuối]: Một số gợi ý cho Việt Nam Giả sử rằng: Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết tại COP26 và loại bỏ nhiệt điện than vào năm 2050, thì vai trò của than vẫn rất quan trọng trong 27 năm tới cho dù nhu cầu về than sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định với giá thành hợp lý là một vấn đề không thể xem nhẹ trong những năm tới. Ngoài ra, khi nhu cầu sử dụng than tại Việt Nam giảm dần trong gần 3 thập kỷ tới, vấn đề hỗ trợ, chuyển đổi việc làm cho trên 100.000 người lao động ngành than cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn. (TS. Phùng Quốc Huy - Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương viết riêng cho Tạp chí Năng lượng Việt Nam). |
Khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc và những cải cách - Việt Nam có thể học được gì? Như Tạp chí Năng lượng Việt Nam đưa tin vào năm 2021, Trung Quốc đã trải qua thời kỳ thiếu điện đến mức khủng hoảng [*]. Quốc gia này đã ngay lập tức đưa ra những cải cách thị trường điện. Những cải cách đó có thể là một lựa chọn cho hệ thống điện Việt Nam không? Tổng hợp, phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam. |
Kết luận cho biết: Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực đã có các chỉ đạo từ sớm, từ xa (từ tháng 12/2021) đến các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong cả nước về thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, cũng như các giải pháp ứng phó với khó khăn về cung ứng điện cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao, tăng cường công tác phối hợp có hiệu quả - tất cả vì mục tiêu chung là phải bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.
Theo báo cáo của EVN, tình hình cung ứng điện ở miền Bắc hiện nay (đến ngày 11/6/2023) vẫn còn đang rất khó khăn và chưa được cải thiện nhiều, do lưu lượng nước về các hồ thủy điện lớn tại miền Bắc còn ở mức rất thấp, đồng thời tình trạng nắng nóng gay gắt ở nhiều nơi dẫn đến nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt của nhân dân tăng cao.
Phải bảo đảm cung ứng đủ than trong nước cho sản xuất điện:
Để góp phần khắc phục khó khăn về cung ứng điện hiện nay, Thủ tướng yêu cầu EVN, TKV và chủ đầu tư các nhà máy điện bị sự cố cần tập trung nguồn lực, nỗ lực cao nhất để khắc phục sự cố, sớm đưa các nhà máy này vào vận hành trở lại. Đồng thời, thực hiện tốt công tác dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để duy trì sản xuất, đảm bảo cho nhà máy vận hành đúng công suất, an toàn cho sản xuất, lao động. Bộ Công Thương, EVN và các cơ quan liên quan cần chủ động hướng dẫn, khuyến khích, sáng tạo trong việc tăng cường thực hiện công tác tiết kiệm điện đạt hiệu quả cao nhất.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của TKV, Tổng công ty Đông Bắc đã bảo đảm cung cấp than trong nước cho các nhà máy điện thời gian qua. Yêu cầu đặt ra đối với ngành than là phải nỗ lực hơn nữa, năng động, sáng tạo hơn nữa để tiếp tục phát triển. Phải bảo đảm cung ứng đủ than trong nước cho sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác. Phấn đấu các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh tăng 10 - 15% so với kế hoạch đề ra.
Ý kiến của Thủ tướng đối với một số kiến nghị của TKV và tỉnh Quảng Ninh:
Cụ thể, về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công Thương khẩn trương hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xem xét, quyết định theo quy định và thẩm quyền.
Về kiến nghị được giao kế hoạch xuất khẩu than dài hạn để chủ động xuất khẩu các loại than chất lượng cao (trong nước không có nhu cầu sử dụng), Thường trực Chính phủ đã có kết luận chỉ đạo về tình hình cung ứng điện và vấn đề cấp than, khí cho sản xuất điện. Trong đó, giao Bộ Công Thương nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho ngành than, khí có kế hoạch sản xuất dài hạn, ổn định, đem lại lợi ích, hiệu quả cao nhất, tốt nhất cho đất nước (Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 13/4/2022 của Văn phòng Chính phủ).
Yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương xử lý theo thẩm quyền nội dung kết luận của Thường trực Chính phủ nêu trên. Trong đó, có xem xét kiến nghị của TKV về kế hoạch xuất khẩu than dài hạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền trong tháng 6/2023.
Về kiến nghị phê duyệt Đề án cơ cấu lại TKV (giai đoạn 2021 - 2025) giúp nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất, kinh doanh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp hoàn thiện Đề án theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái để trình duyệt theo quy định trong tháng 6 năm 2023. Cần lưu ý tái cơ cấu lại TKV phải trên quan điểm phát triển với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước.
Về kiến nghị cho phép tăng vốn điều lệ của TKV, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, gắn với việc tái cơ cấu lại TKV trên quan điểm phát triển với tầm nhìn dài hạn./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM