RSS Feed for ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ tư 24/04/2024 15:56
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

 - Tiêu chuẩn ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng.
Quản lý năng lượng cho doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 50001 Quản lý năng lượng cho doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 50001

Khai thác và sử dụng năng lượng chưa hợp lý là nguyên nhân dẫn đến chi phí dành cho năng lượng ngày càng tăng tại các doanh nghiệp. Để góp phần giải quyết thách thức này, Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý năng lượng (QLNL) theo hướng bền vững.

1. ISO 50001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 50001 là một tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống Quản lý Năng lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành (ngày 15/6/2011). Bằng việc đưa ra các yêu cầu cần có đối với một Hệ thống Quản lý Năng lượng, ISO 50001 là một công cụ đắc lực cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong việc thiết lập, áp dụng và duy trì Hệ thống Quản lý Năng lượng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đồng thời tạo cơ sở cho việc tự đánh giá, tự công bố sự phù hợp, hoặc đánh giá và cấp chứng nhận về việc đáp ứng các chuẩn mực quản lý năng lượng bởi các Tổ chức chứng nhận.

ISO 50001 được phát triển dựa trên mô hình hệ thống quản lý cải tiến liên tục, mô hình này đã được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001. Điều này giúp các tổ chức dễ dàng tích hợp quản lý năng lượng vào các nỗ lực chung của họ để cải thiện chất lượng và quản lý môi trường.

ISO 50001:2018 cung cấp mô hình khung về các yêu cầu cho các tổ chức để:

- Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

- Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp với chính sách.

- Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về sử dụng năng lượng.

- Đo lường các kết quả.

- Xem xét chính sách năng lượng được triển khai tốt như thế nào.

- Liên tục cải tiến về quản lý năng lượng.

2. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 50001:

ISO 50001:2018 - Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy management systems - Requirements with guidance for use).

ISO 50002:2014 - Kiểm toán năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy audits - Requirements with guidance for use).

ISO 50003:2014 - Hệ thống quản lý năng lượng - Yêu cầu đối với các cơ quan cung cấp kiểm toán và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (Energy management systems - Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems).

3. Ai cần áp dụng ISO 50001?

Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l‎ý. ISO 50001 không cố định các mục tiêu cải tiến trong hiệu quả sử dụng năng lượng. Các mục tiêu được thiết lập tùy thuộc vào tổ chức sử dụng hay các quy định pháp luật liên quan. Điều này có nghĩa mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như năng lực của tổ chức.

Tại Việt Nam, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành (tháng 6/2010) yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đồng thời yêu cầu các tổ chức tiến hành lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.

4. Những thay đổi chính trong ISO 50001 2018 và ISO 5001 2011:

ISO 50001:2018 áp dụng Cấu trúc cấp cao (HLS- High Level Structure), phổ biến cho tất cả các tiêu chuẩn ISO. Hầu hết, các thay đổi trong ISO 50001:2018 so với ISO 50001:2011 là do HLS ban hành, đặc biệt đối với quản lý năng lượng.

Nếu bạn áp dụng ISO 50001:2011, sẽ nhận ra hầu hết các yêu cầu trong ISO 50001:2018. Tuy hiên, có một vài thay đổi trong ISO 50001:2011 mà phải chuẩn bị để chuyển đổi và tuân thủ ISO 50001:2018.

Những thay đổi chính trong ISO 50001:2018 so với phiên bản 2011:

Những thay đổi từ việc áp dụng HLS:

Những điều khoản mới để hiểu về tổ chức và bối cảnh của nó: Mọi tổ chức sẽ xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài có liên quan đến mục đích của họ và ảnh hưởng đến khả năng đạt được kết quả mong muốn của hệ thống quản lý năng lượng (EnMS- energy management system) và cải thiện hiệu suất năng lượng. Đây có thể được coi là sự hiểu biết ở mức độ cao về các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực, hiệu suất năng lượng và EnMS của tổ chức.

Điều khoản mới để xác định hệ thống có nhu cầu và mong đợi từ các bên quan tâm:

Mục đích là để sử dụng thông tin theo ngữ cảnh để xác định các bên quan tâm liên quan đến hiệu suất năng lượng và EnMS và sự cần thiết và mong đợi (nhu cầu) từ góc độ cấp cao.

Tăng cường nhấn mạnh vào lãnh đạo và lời cam kết của ban quản lý hàng đầu:

Chương 5.1 bao gồm các yêu cầu mới để tích cực hoạt động và thể hiện sự lãnh đạo hiệu quả của hệ thống quản lý năng lượng.

Quản lý rủi ro và cơ hội:

Chương 6.1 yêu cầu quyết định và cần thiết, hãy hành động để giải quyết mọi rủi ro và cơ hội có thể ảnh hưởng (tiêu cực hoặc tích cực) đến khả năng của hệ thống quản lý để đưa ra kết quả như mong muốn.

Lưu ý rằng các cân nhắc về rủi ro và cơ hội là một phần quyết định chiến lược cấp cao của tổ chức/doanh nghiệp. Xác định rủi ro và cơ hội khi lập kế hoạch EnMS, tổ chức có khả năng lường trước các viễn cảnh và kết quả tìm ẩn để các tác động không mong muốn có thể được giải quyết trước khi chúng xảy ra. Tương tự, những cân nhắc hoặc hoàn cảnh thuận lợi có thể mang lại lợi thế tiềm năng hoặc kết quả có lợi có thể được xác định và theo đuổi. Quá trình này được xem như là bổ sung vào 6.3 “đánh giá năng lượng”, đây là hoạt động đánh giá chi tiết hơn để kiểm soát và cải thiện hiệu suất năng lượng.

Năng lực:

Yêu cầu tổ chức xác định các năng lực cần thiết của người thực hiện công việc dưới sự kiểm soát của mình và điều đó ảnh hưởng đến hiệu xuất năng lượng và EnMS. Ngoài việc đánh giá hiệu quả các hành động thực hiện để có được năng lực cần thiết.

Yêu cầu mở rộng liên quan đến truyền thông:

- Bao gồm cả truyền thông bên ngoài và cả bên trong.

- Nó được quy định nhiều nơi đối với các cơ chế truyền thông trực tuyến, bao gồm cả việc xác định cái gì, khi nào, như thế nào và ai giao tiếp và giao tiếp với ai.

- Yêu cầu thông tin truyền đạt phải phù hợp với thông tin được tạo trong EnMS.

Hoạch định hoạt động và kiểm soát:

Một số tiện ích bổ sung trong các yêu cầu cần lưu ý:

- Kiểm soát sự thay đổi và xem xét kết quả của các thay đổi ngoài ý muốn (từ HLS).

- Đảm bảo kiểm soát việc sử dụng năng lượng đáng kể (SEU- significant energy uses: sử dụng năng lượng có tính đến tiêu thụ năng lượng đáng kể và/hoặc cung cấp khả năng đáng kể cho việc cải tiến kết quả hoạt động năng lượng) hoặc các quy trình liên quan đến SEU.

- Thông tin tài liệu được lưu giữ đến mức cần thiết để có thể tin rằng các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch (từ HLS).

Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu suất năng lượng của EnMS:

Yêu cầu bổ sung:

- Yêu cầu để xác định phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá.

- Yêu cầu rõ ràng đối với thông tin được ghi lại, cả từ điều tra và phản hồi sau những sai lệch về hiệu suất năng lượng cũng như từ kết quả giám sát và đo lường.

Đánh giá quản lý:

Một số đầu vào và đầu ra bổ sung được xem xét để đánh giá quản lý năng lượng.

Một số sửa đổi:

- Chỉ số hiệu suất năng lượng (EnPIs- energy performance indicators) được xác định sẽ cho phép tổ chức thể hiện sự cải thiện hiệu suất năng lượng.

- Khi tổ chức có dữ liệu chỉ ra rằng các biến có liên quan ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất năng lượng, dữ liệu đó sẽ được xem xét để thiết lập các EnPI phù hợp để đảm bảo EnPI phù hợp với mục đích.

- Giá trị EnPI sẽ được giữ lại như tài liệu thông tin. (Lưu ý: Như được yêu cầu trong phiên bản 2011, phương pháp xác định và cập nhật EnPIs sẽ được ghi lại)./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động