RSS Feed for Hội nghị khoa học, công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử (lần thứ VIII) | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 29/09/2024 06:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hội nghị khoa học, công nghệ hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử (lần thứ VIII)

 - Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân (KH&CNHN) cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử (NLNT) được tổ chức hai năm 1 lần, là sự kiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng của ngành NLNT Việt Nam. Hội nghị là nơi trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm, cũng như sự hợp tác nghiên cứu giữa các cán bộ trẻ thuộc các đơn vị trong và ngoài Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom) nhằm xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cần thiết, góp phần xây dựng đội ngũ nghiên cứu trẻ trong ngành năng lượng hạt nhân ngày càng vững mạnh.
Bộ Công Thương được giao nghiên cứu, đề xuất bổ sung ‘điện nền’ từ nguồn hạt nhân Bộ Công Thương được giao nghiên cứu, đề xuất bổ sung ‘điện nền’ từ nguồn hạt nhân

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi. Đáng chú ý của Thông báo này là Thường trực Chính phủ đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII Các ‘điều kiện cần’ để Việt Nam bổ sung điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, ngày 19/8/2024, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường Quốc hội nêu quan điểm: “Điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu Net zero vào năm 2050”. Sau khi tham khảo, cân nhắc các thông tin, tài liệu chuyên ngành về xu thế quốc tế, công nghệ, tính kinh tế, nguồn nhân lực và sự cần thiết của điện hạt nhân cho phát triển đất nước trong bối cảnh mới, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam có một số phân tích, đề xuất, kiến nghị dưới đây. Rất mong nhận được sự chia sẻ của cơ quan hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc.

Kể từ năm 2010, Vinatom đã 7 lần tổ chức thành công Hội nghị KH&CNHN cán bộ trẻ ngành NLNT.

Theo Quyết định số 322/QĐ - VNLNT, ngày 5/8/2024, hội nghị KH&CNHN cán bộ trẻ ngành NLNT (lần thứ VIII) do Viện kết hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức (từ ngày 3-4/10/2024), tại hội trường Trung tâm Đào tạo Hạt nhân (140 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).

Qua việc tiến hành phản biện một cách nghiêm túc của hội đồng khoa học, hội nghị đã chọn được 64 báo cáo, trong đó có 35 báo cáo được trình bày (Oral presentation) và 29 báo cáo dán bảng (Posters).

Vào ngày 3/10/2024, tại phiên toàn thể của hội nghị sẽ có 4 bài trình bày của các diễn giả khách mời là các nhà khoa học trẻ và chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, các tổ chức uy tín trong và ngoài Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tại phiên toàn thể, TS. Trần Đình Trọng - Viện Vật lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) trình bày về tổ hợp gia tốc lớn và sự cần thiết của một tổ hợp cho Việt Nam.

Máy gia tốc là một trong trong số ít thiết bị được ứng dụng đồng thời trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu khoa học, y tế, môi trường, công nghiệp. Một tổ hợp gia tốc có thể tập hợp và thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác nhau cùng phát triển, do đó việc sở hữu một tổ hợp gia tốc là mong muốn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại tổ hợp gia tốc khác nhau về chi phí xây dựng, vận hành, cũng như phạm vi ứng dụng. Việc lựa chọn tổ hợp gia tốc phù hợp cần được nghiên cứu cẩn thận. Báo cáo giới thiệu những khái niệm cơ bản về gia tốc, máy gia tốc, tổ hợp gia tốc, lịch sử gia tốc trong nước, trên thế giới, cũng như quá trình xây dựng một số trung tâm gia tốc điển hình trên thế giới.

Từ những thông tin, kinh nghiệm đó, tác giả sẽ đưa ra sự đánh giá về tính khả thi, sự cần thiết của tổ hợp gia tốc lớn tại Việt Nam, cũng như cung cấp những thông tin về quá trình chuẩn bị của Việt Nam.

Đến từ Viện Di truyền nông nghiệp, TS. Nguyễn Thị Hảo sẽ trình bày báo cáo về sử dụng tia gamma tạo đột biến ở lúa và chọn lọc các dòng lúa có năng suất cao, chất lượng tốt.

Theo nghiên cứu này, việc chọn giống đột biến đã góp phần đáng kể vào sản xuất lương thực tại Việt Nam. Kết quả chiếu xạ bằng tia gamma (Co60) có hoạt độ 236 Ci vào giống lúa ST20 và ST5 cho thấy liều chiếu xạ 300 và 350 Gy với hạt khô; 200 và 250 Gy với hạt ướt cho tần số biến dị cao, với nhiều biến dị có ý nghĩa trong chọn giống. Kết quả sàng lọc ở thế hệ M6 đã chọn được 4 dòng lúa có chất lượng tương đương, hoặc cao hơn giống gốc (cơm mềm, mùi thơm và dẻo vừa phải, độ trắng trong cao, hàm lượng amylose thấp dưới 16%), năng suất được cải thiện và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng.

Giải trình tự hệ gene dòng lúa đột biến đã được tiến hành và phát triển thấy dòng lúa sau chiếu xạ có chứa nhiều biến thể khác nhau khi so với hệ gene của giống gốc ST5.

Đến từ Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, diễn giả Nguyễn Tuấn Anh sẽ trình bày báo cáo xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn hóa là một yếu tố then chốt giúp nâng cao chất lượng, độ chính xác và tính minh bạch của các nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn không chỉ tạo ra cơ sở chung cho các nhà khoa học mà còn thúc đẩy khả năng trao đổi và so sánh kết quả nghiên cứu giữa các tổ chức và quốc gia.

Ngoài ra, tiêu chuẩn và quy chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn và bảo đảm chất lượng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn giúp tạo ra khung pháp lý, quy định rõ ràng về các phương pháp, quy trình và yêu cầu kỹ thuật. Điều này giúp các kết quả nghiên cứu đạt độ chính xác, đáng tin cậy, thúc đẩy sự phát triển bền vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề khoa học toàn cầu.

Cũng tại phiên toàn thể, diễn giả khách mời Phạm Hồng Bách - Trung tâm Tư vấn đánh giá khoa học và định giá công nghệ trình bày về góc nhìn: “Tư vấn đánh giá, định giá công nghệ, tài sản trí tuệ hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.

Đây là những chia sẻ của tác giả về các cách tiếp cận khác nhau để làm rõ nội hàm thị trường khoa học và công nghệ - nơi diễn ra quan hệ giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hóa KH&CN được vận hành có sự định hướng, điều tiết và hỗ trợ của nhà nước với nguồn cung hàng hóa KH&CN từ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Với đặc thù của hoạt động KH&CN về tính mới, tính đột xuất, độ trễ và tính rủi ro trong nghiên cứu, thì thị trường này bên cung, bên cầu thường xảy ra hiện tượng bất cân xứng về thông tin.

Với sự đầu tư của nhà nước cho hoạt động KH&CN, nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào đời sống và sản xuất, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN có những đặc thù riêng và chịu sự chi phối bởi nhiều văn bản cùng một lúc đã tạo ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là trong quá trình xử lý tài sản hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Để tăng cường khả năng kết nối, xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thúc đẩy các hoạt động kết nối, giao dịch công nghệ, việc phát triển, nâng cao năng lực, thiết lập mạng lưới các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn, giám định, đánh giá, kiểm tra, kiểm định…). Đặc biệt là sự hiểu biết kinh nghiệm thực tiễn dịch vụ tư vấn đánh giá định giá công nghệ, khuyến khích thương mại hóa tài sản hình thành từ kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ KH&CN sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho chủ sở hữu và tác giả của các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, đồng thời hưởng lợi ích từ kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do nhà nước đầu tư. Các doanh nghiệp sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng hiệu quả thành tựu nghiên cứu KH&CN của các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hội nghị KCNHN cán bộ trẻ ngành NLNT (lần thứ VIII) là một sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của đất nước trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy khoa học công nghệ, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình./.

NGUYỄN THU HÀ

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động