RSS Feed for Hóa chất mỏ: Tự chủ nguyên liệu đầu vào | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 21/12/2024 21:13
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Hóa chất mỏ: Tự chủ nguyên liệu đầu vào

 - Tháng 6-2015, Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat sẽ chính thức vận hành thương mại, đánh dấu một bước tiến mới trong công tác đầu tư, tự chủ nguyên liệu đầu vào trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

TKV đặt mục tiêu tăng trưởng 7% với cơ cấu hợp lý
TKV áp dụng công nghệ mới trong đào lò

Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat công suất 200 nghìn tấn/năm thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) có công suất 200.000 tấn/năm.

Nhà máy có tổng mức đầu tư trên 5,761 nghìn tỷ đồng, được xây dựng theo công nghệ hiện đại của CHLB Đức, tại Khu Công nghiệp xã An Thọ, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Giá Amon Nitrat sản xuất trong nước khoảng 600 USD/tấn. Ảnh: Hải Vân

Khi Nhà máy chính thức vận hành thương mại, dự tính tiết kiệm nguồn ngoại tệ lớn nhập khẩu Amôn Nitrat, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước trên 120 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 150 lao động, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.

Phụ thuộc đầu vào

Việt Nam những năm trước đây chủ yếu nhập khẩu Amon nitrat từ Trung Quốc. Các thị trường Nga, Mỹ cũng sản xuất Amon nitrat nhưng do điều kiện địa lý nên giá thành nhập khẩu rất cao.

Cạnh đó, do tính chất đặc thù của sản phẩm là nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ không thể cùng lúc nhập khẩu lượng lớn Amon nitrat mà thường là "dùng tới đâu mua tới đó".

Việc phụ thuộc thị trường đầu vào từ Trung Quốc khiến không ít thời điểm Tổng công ty phải mua Amon nitrat với giá “thuốc nhỏ mắt”. Thời điểm cao nhất, năm 2008, Tổng công ty phải nhập Amon nitrat từ Trung Quốc với giá 1.500 USD/tấn.

Mặt khác, Amon nitrat cũng là dòng phân bón đặc thù. Khi ở một nồng độ thích hợp Nitorat amon là một loại phân bón lá, một trong những dòng  "vitamin" cho cây.

Dòng phân bón này phù hợp với cây công nghiệp, đất cao nguyên và là một loại "vitamin" để phục hồi các loại cây đã bị khai thác kiệt quệ sau mùa thu hoạch.

Các nhà máy sản xuất phân bón, như Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, hàng năm vẫn phải nhập khẩu Nitorat amon để làm nguyên liệu sản xuất phân bón phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cạnh đó, các công ty thuốc lá của Việt Nam mỗi năm vẫn nhập khẩu khoảng 200 tấn phân bón công nghiệp, có chất Nitorat amon.

Tuy nhiên, việc các đối tác nước ngoài yêu cầu cụ thể hàm lượng Nitorat amon trong trong phân bón ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, xuất khẩu của các nhà máy sản xuất phân bón.

Trong bối cảnh đó, Tổng công ty Hóa chất mỏ đầu tư nhà máy công suất 200 nghìn tấn/năm là có tính đến yếu tố bảo đảm an ninh năng lượng trong tương lai.

Ông Hồ Văn Nho, Phó giám đốc Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat cho biết , với công xuất 200.000 tấn/năm, sản phẩm của Nhà máy đủ cung cấp ổn định cho thị trường trong nước từ nay đến năm 2035.

Tự chủ nguồn nguyên liệu

Nhà máy sản xuất Amon Nitrat sau 27 tháng xây dựng, từ ngày 1-10-2014, đã chuyển sang giai đoạn khởi động, vận hành thử, thử đặc tính kỹ thuật.

Các thiết bị áp lực, trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn của nhà máy đã được thực hiện kiểm định theo quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Khối lượng sản phẩm chạy thử tính đến 10-5-2015 đạt 22.264 tấn axit nitric; 25.610 tấn Amon Nitrat (dạng xốp - PPA đạt 16.574 tấn, dạng tinh thể - CPAN đạt 9.036 tấn). Sản phẩm chạy thử của Nhà máy đã bảo đảm chất lượng tốt.

Ông Bùi Hồng Quang - Phó giám đốc Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat cho rằng đây là "thành quả đáng mừng, tạo tiền đề vững chắc vận hành thương mại thành công". 

Ngay khi nghiệm thu Nhà máy, Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ đã lên phương án: Phục vụ nguyên liệu sản xuất thuốc nổ và sản xuất nguyên liệu sản xuất phân bón.

Hiện nay, nhu cầu Nitrai amon cho sản xuất trong nước khoảng 120.000 tấn/năm. Ông Quang cho biết, lượng sản phẩm còn lại đang được Nhà máy chào giá, xuất khẩu đến thị trường Malaysia, Indonesia và Úc. Hiện các đối tác đang dùng thử sản phẩm.

Việc hợp tác với Đại học Bách Khoa Hà Nội và Công ty  Phân bón hóa chất Cần Thơ nghiên cứu, sản xuất phân bón giúp Nhà máy vận hành đạt công suất thiết kế, giá thành sản phẩm thị trường chấp nhận, góp phần giảm giá thành khai thác mỏ.

Sau 27 tháng xây dựng, ngày 1/10/2014 mốc hoàn thành xây lắp và chính thức vận hành thương mại từ tháng 6-2015. Ước tính, giá thành sản xuất Amon Nitrat khoảng 600 USD/tấn. Nhà máy sẽ hoàn vốn sau 7 năm vận hành.

Nhà máy là một trong những dự án được TKV và tỉnh Thái Bình đánh giá rất cao về công tác đầu tư, đảm bảo tiến độ và vận hành an toàn.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động