RSS Feed for Giải pháp tiết kiệm điện cho điều hòa | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 17:23
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giải pháp tiết kiệm điện cho điều hòa

 - Với tình hình khí hậu ngày một khắc nghiệt, nóng bức như hiện nay, máy điều hòa không khí thực sự là tiện nghi cần thiết. Tuy nhiên, chi phí tiền điện là mối lo ngại lớn khiến nhiều người ngần ngại khi quyết định lựa chọn mua thiết bị này (máy điều hòa không khí chiếm trên 60% tổng điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong gia đình). Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa.

 

1. Chọn loại máy điều hòa tiết kiệm điện năng

Các loại máy điều hoà sử dụng bộ biến tần thường rất tiết kiệm điện năng. Mặc dù khi mua các điều hoà có sử dụng bộ biến tần thường có giá đắt hơn điều hoà không có bộ biến tần, tuy nhiên về lâu dài dù ban đầu mua đắt hơn, nhưng tính ra lại tiết kiệm hơn. Bởi 1 máy lạnh bình thường chạy 1 tháng vào mùa hè phải tốn đến khoảng 300.000 đồng tiền điện, nhưng điều hoà có biến tần chỉ tốn khoảng 200.000 đồng. Như vậy, chỉ sau 2 năm là đã thấy được “cái lợi” đó rồi. Điều hoà có sử dụng biến tần là loại tiết kiệm được nhiều điện năng nhất hiện nay. Ngoài ra, điều hoà có sử dụng biến tần luôn luôn duy trì nhiệt độ ổn định theo mong muốn.

2. Chọn điều hoà với công suất hợp lý

Diện tích của căn phòng hay không gian cần điều hòa sẽ quyết định công suất lạnh cần thiết, mà công suất lạnh tỷ lệ thuận với điện năng tiêu thụ. Vì thế việc tính toán chọn công suất hợp lý để chọn mua máy điều hòa là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiết kiệm điện năng. 

Ví dụ: Theo kinh nghiệm, với kết cấu nhà ở Việt Nam hiện nay, phòng có diện tích 9 - 15 m2 có thể lắp điều hoà có công suất 9000 BTU/h, diện tích 15 - 20 m2 dùng máy 12.000 BTU/h, diện tích 20 - 30 m2 chọn loại 24.000 BTU/h.

3. Giới hạn sử dụng máy điều hòa 

Máy Điều hòa chỉ làm việc được khi nơi thoát nhiệt không nóng hơn 480C và nguồn nhiệt không lạnh hơn 90C; vượt quá giới hạn đó thì máy Điều hòa không bơm nhiệt được. Có khi nhiệt độ không khí ngoài trời chưa tới 480C nhưng giàn nóng bị nắng rọi hoặc không đủ thoáng để thoát hơi nên nóng lên, do đó nên che nắng và thoát hơi cho giàn nóng.

Một thói quen sai lầm của người sử dụng gây lãng phí điện khi dùng điều hòa không khí đó là để mức nhiệt thấp nhất có thể mỗi khi khởi động. Trên thực tế, mức nhiệt thấp này cũng không làm cho căn phòng lạnh nhanh hơn mà chỉ gây tốn điện. 

Làm sao chúng ta biết được là đang sử dụng hiệu quả hay đang lãng phí điện? Mỗi máy điều hoà lắp vào một phòng nào đó, khi hoạt động sẽ đạt được nhiệt độ thấp nhất nào đó. Đây là nhiệt độ cuối cùng mà máy có thể đạt được, không thể thấp hơn được

Nếu cài nhiệt độ trên điều khiển thấp hơn nhiệt độ này thì dàn nóng sẽ chạy suốt và tiêu hao điện tối đa. Làm sao để biết được nhiệt độ thấp nhất, cách đơn giản nhất là chúng ta cho máy chạy với nhiệt thấp nhất trên điều khiển, khoảng 20-30 phút sau chúng ta bấm điều khiển nâng nhiệt độ lên đến khi nào nghe tiếng “tách” trên dàn lạnh thì có thể xem đó là nhiệt độ thấp nhất mà máy có thể đạt được. Tiếng “tách” vừa nghe là âm thanh của rơ-le ngắt nguồn điều khiển dàn nóng.

Để sử dụng máy hiệu quả về điện chúng ta phải vận hành máy từ nhiệt độ đó trở lên. Một phòng điều hòa không khí theo tiêu chuẩn thiết kế dùng cho sinh hoạt phải đạt nhiệt độ 24°C. Nhiệt độ môi trường mà cơ thể con người thích nghi nhất trong khoảng 25-27°C.

Trong những ngày độ ẩm tăng cao, điều hòa nên bật ở chế độ gió vừa phải nhằm làm giảm bớt lượng hơi ẩm trong không khí trước khi làm lạnh phòng.
Trong điều kiện có thể nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ càng cao thì càng tiết kiệm điện, ít ai biết rằng, chỉ cần cài đặt tăng 10C là sẽ tiết kiệm được khoảng 2% lượng điện năng tiêu thụ. Nếu để máy điều hòa ở 250C thay vì 200C, chúng ta đã tiết kiệm được 10% lượng điện tiêu thụ. 

4. Lắp đặt điều hòa ở vị trí hợp lý

Nếu trong nhà có nhiều phòng riêng biệt, nên lắp điều hòa ở những phòng ít bị nắng chiếu nhất. Việc làm này sẽ làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng mức nhiệt.

Vị trí đặt giàn nóng bên ngoài càng thông thoáng, càng không bị gió quẩn (xả ra rồi hút vào) thì càng tiết kiệm điện. Độ cao giữa giàn lạnh và giàn nóng cần bố trí hợp lý, để giảm điện năng tiêu thụ. Mặt khác, khi tắt máy nên tắt cả nguồn, chứ không nên chỉ tắt bằng điều khiển, vì nguồn điện vẫn còn nuôi trong máy (khoảng 15W).

5. Bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa định kỳ

Nếu Điều hòa hoạt động thường xuyên, trung bình 9 tháng, cần vệ sinh máy một lần, nếu không hiệu suất máy sẽ giảm, độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện, tuổi thọ máy cũng giảm, thậm chí có thể dẫn đến cháy máy.

Những tấm lưới lọc khí nên được làm vệ sinh thường xuyên, ngăn chặn sự bám đọng bụi làm giảm hiệu suất hoạt động của máy. 

Vệ sinh điều hòa theo định kỳ không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động cho máy mà còn tiết kiệm điện năng cũng như hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Sau khi vệ sinh, máy sẽ phục hồi độ lạnh như cũ mà không cần nạp thêm gas.

(Nguồn: dieuhoacuinverter)

 

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động