Gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) Lô PM3 CAA thêm 20 năm
07:17 | 10/04/2025
![]() Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số: 2862/VPCP-CN gửi các bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường - theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu và có ý kiến về báo cáo kiến nghị của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Ninh Thuận 2, gửi Bộ Công Thương tổng hợp. Nội dung tổng hợp bao gồm các đề xuất (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ. |
Theo đánh giá của Bộ Công Thương: Việc gia hạn PSC là quyết định chiến lược, giúp tận thu tài nguyên, duy trì nguồn cung khí thiên nhiên ổn định, lâu dài cho khu vực Tây Nam bộ - nơi Cụm khí, điện, đạm Cà Mau đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, các bên nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các nội dung đã cam kết, sớm đẩy nhanh tiến độ thăm dò, thẩm lượng các đối tượng tiềm năng còn lại trong Lô PM3-CAA (như Bunga Pakma Nose, Bunga Aster, Bunga Yarrow…) để tận dụng thời cơ đưa vào khai thác thương mại trong thời gian sớm nhất.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn cho biết: Việc gia hạn PSC tại Lô PM3 CAA thêm 20 năm (từ ngày 1/1/2028 đến 31/12/2047) giúp đảm bảo khai thác tối đa tài nguyên dầu khí do khu vực Lô PM3 CAA vẫn còn tiềm năng đáng quan tâm, với trữ lượng dầu và khí đáng kể. Mặt khác, tạo điều kiện để tiếp tục khai thác hiệu quả, tận thu tài nguyên, đồng thời tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò ở các tập vỉa sâu hơn, đem lại lợi ích lâu dài cho hai nước chủ nhà.
Tính đến năm 2024, Lô PM3 CAA đã đã khai thác khoảng 250 triệu thùng dầu và 1.600 tỷ bộ khối khí (tương đương 43 tỷ mét khối), trong đó gần 25 tỷ mét khối khí đã được cung cấp cho Việt Nam, góp phần hình thành, phát triển Tổ hợp khí, điện, đạm Cà Mau, đóng góp to lớn vào kinh tế xã hội khu vực Tây Nam bộ. Với tổng chi phí đầu tư khoảng 10 tỷ USD, dự án đã tạo ra doanh thu dầu khí lên đến 24,8 tỷ USD, mang lại giá trị kinh tế vượt trội và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước của cả hai quốc gia.
Việc gia hạn PSC sẽ giúp tối ưu hóa cơ sở hạ tầng dầu khí hiện có (như các hệ thống khai thác, xử lý, vận chuyển dầu khí tại Lô PM3 CAA hiện hữu) có thể được tận dụng như một trung tâm đầu mối xử lý để kết nối, phát triển các mỏ lân cận của cả Việt Nam và Malaysia, góp phần tối ưu chi phí, gia tăng hiệu quả khai thác chung giữa hai quốc gia.
Đặc biệt, việc gia hạn PSC còn góp phần vào cam kết phát triển bền vững, giảm phát thải CO₂ - một trong những chiến lược quan trọng của ngành dầu khí trong tương lai là sử dụng các giếng không còn khả năng khai thác để làm nơi chôn lấp CO₂ (CCS Hub), giảm thiểu tác động đến môi trường.
Theo ông Lê Ngọc Sơn: Gia hạn PSC 20 năm là một quyết định chưa có tiền lệ, nhưng quyết định này đã thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí. Điều này cũng đặt ra những yêu cầu cao về việc tối ưu hóa khai thác, nâng cao hiệu quả vận hành và tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, bảo vệ môi trường.
Lô PM3 CAA nằm ở khu vực chồng lấn giữa Malaysia và Việt Nam. Dự án được ký lần đầu tiên ngày 16/2/1989. Lô dầu khí này đã trải qua 6 giai đoạn phát triển, với 39 lần cập nhật kế hoạch khai thác, đưa vào vận hành 178 giếng phát triển, 2 giàn công nghệ trung tâm (CPP), 2 tàu FSO và trên 10 giàn vệ tinh đầu giếng, cùng hệ thống đường ống dẫn khí PM3 CAA Cà Mau dài 298 km. Lưu lượng khai thác hiện tại đạt khoảng 20.000 thùng dầu và khoảng 200 triệu bộ khối khí mỗi ngày.
Lô PM3 CAA được vận hành bởi Tổ hợp nhà thầu với sự điều hành của Hibiscus Oil & Gas Malaysia Ltd (35%) và các bên tham gia: PVEP (30%), Petronas Carigali Sdn. Bhd (35%).
Tại lễ ký, Tổ hợp nhà thầu đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục đầu tư vào Lô PM3 CAA với nguồn tài chính tối thiểu lên đến 274 triệu USD và chi phí đầu tư khoảng 1 tỷ USD./.
BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM