RSS Feed for Giá điện nhập khẩu từ Lào ‘không đơn thuần chỉ là cạnh tranh kinh tế’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 23:40
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá điện nhập khẩu từ Lào ‘không đơn thuần chỉ là cạnh tranh kinh tế’

 - "Đối với nhập khẩu điện từ các quốc gia láng giềng, nhất là từ Lào, Việt Nam cần nâng cao tầm quan trọng, kết hợp với an ninh quốc gia. Nhưng để tăng cường quy mô nhập khẩu từ quốc gia này trong thời gian tới, giá mua điện cần tăng lên để hấp dẫn, bởi trong hợp tác quốc tế, nhìn rộng hơn thì ý nghĩa của nó không chỉ đơn thuần là giá cạnh tranh kinh tế" - Ông Nguyễn Anh Tuấn - chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam nhìn nhận.


Thủ tướng quyết định ‘giá trần’ điện gió nhập khẩu từ Lào


Theo số liệu cập nhật, hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc khoảng 700 MW và từ Lào khoảng 572 MW. Nhưng sản lượng điện nhập khẩu từ Lào có thể tăng thêm khoảng 4.400 MW trong thời gian tới. Trong đó, thủy điện 2.900 MW, điện gió 600 MW và Nhiệt điện than Sê Kông 900 MW.

Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, khả năng nhập khẩu còn nhiều rủi ro do sự khác biệt về chính trị, luật lệ, đồng bộ  lưới điện và chính sách giá điện giữa Việt Nam - Lào.

 

Vùng

Hiện có 2020

MW

21-25

MW

26-30

MW

Năm 2030

MW

Bắc bộ

700

630

402

1732

Trung Quốc

700

   

700

TĐ Lào

 

630

402

1032

Bắc Trung bộ

0

445

145

590

TĐ Lào

 

445

145

590

Trung Trung bộ

250

1099

1020

2369

TĐ Lào

250

199

420

869

Điện gió Lào

 

600

 

600

NĐ than Sekong

 

300

600

900

Tây Nguyên

322

0

667

989

TĐ Lào

322

 

667

989

Toàn quốc

1272

2174

2234

5680

 

Dự kiến nhập khẩu điện giai đoạn đến năm 2030 theo các vùng của Việt Nam.


Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tiềm năng nhập khẩu điện từ các nước láng giềng về Việt Nam là rất đáng kể, có thể đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. 

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, giá trần của thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 5,56 US cent/kWh, mức giá này thấp hơn đáng kể so với khung giá trần nhập khẩu thủy điện từ Lào (6,95 US cent/kWh). Nếu tính cả chi phí đầu tư, xây dựng và vận hành các đường dây truyền tải, các dịch vụ phụ trợ đi kèm, cùng với ràng buộc mức giá bán điện bình quân thấp (7,5 US cent/kWh), rõ ràng điện nhập khẩu chưa đủ hấp dẫn để ngành điện tăng tốc quy mô nhập khẩu điện.

Do đó, để tăng cường công suất, sản lượng nhập khẩu từ nước Lào, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho rằng: Việt Nam cần xây dựng thị trường điện cạnh tranh, bình đẳng, minh bạch trong nước, để giá điện phản ánh đúng giá thị trường, xóa bỏ bao cấp, độc quyền. Mức giá điện cao, lợi nhuận hấp dẫn sẽ thu hút được các nhà đầu tư nguồn điện tại Lào để xuất khẩu điện sang Việt Nam.

Mặt khác, các cam kết ở mức vĩ mô, dài hạn về xuất nhập khẩu điện giữa Việt Nam - Lào cũng cần được xác nhận, tạo tiền đề để xây dựng hạ tầng truyền tải chuyên dụng dùng chung cho nhập khẩu điện dài hạn, giúp tối ưu hóa vốn đầu tư lưới điện và giảm thiểu quỹ đất cho đường dây truyền tải./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

 

 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động