RSS Feed for Cơ chế điều chỉnh giá điện của Việt Nam tới đây sẽ như thế nào? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 25/11/2024 13:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Cơ chế điều chỉnh giá điện của Việt Nam tới đây sẽ như thế nào?

 - Tại buổi trao đổi thông tin liên quan đến công tác điều hành đảm bảo điện do Bộ Công Thương và EVN tổ chức ngày 9/11, trả lời câu hỏi của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về “xây dựng các cơ chế điều chỉnh giá điện cho tương lai minh bạch và sát thị trường hơn”, Bộ Công Thương cho biết: “Cơ chế điều chỉnh giá điện có lộ trình, theo thị trường, chu kỳ điều chỉnh đã giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng. Khi được điều chỉnh thường xuyên, giá điện không chỉ tăng mà có thể điều chỉnh giảm theo các thông số đầu vào của thị trường nhiên liệu năng lượng”.
Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai Giá điện Việt Nam - Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai

Kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục báo lỗ hơn 29.000 tỷ đồng, mặc dù giá điện bán lẻ đã được tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023. Vậy, nguyên nhân nào mà EVN tiếp tục thua lỗ và tiếp tục đề xuất tăng giá điện? Phân tích, nhận định của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Diễn biến phụ thu nhiên liệu và giá bán lẻ điện ở Thái Lan - Gợi ý cho Việt Nam Diễn biến phụ thu nhiên liệu và giá bán lẻ điện ở Thái Lan - Gợi ý cho Việt Nam

Hồi tháng 5/2023, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có bài báo phân tích về cấu trúc giá bán lẻ điện ở Thái Lan. Lúc đó tình hình đang nóng vì giá khí ở mức cao. Để bổ sung giá điện công nghiệp và diễn biến phụ thu nhiên liệu, chúng tôi cập nhật những thay đổi gần nhất để bạn đọc tham khảo, đồng thời cũng là gợi ý cho vấn đề giá điện ở Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, đợt tăng giá bán lẻ điện 3% vào ngày 4 tháng 5 năm nay chưa đủ giúp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể thoát khỏi lỗ kinh doanh, nên được sự cho phép của Bộ Công Thương, EVN đã quyết định tăng giá bán lẻ điện thêm 4,5% từ ngày 9/11/2023, lên trung bình 2006,79 đồng/kWh.

Các yếu tố đầu vào của sản xuất và kinh doanh điện đều đã tăng mạnh từ năm 2019 đến nay. Đó là giá than nhập khẩu, giá than trong nước, giá dầu, giá khí và tỷ giá USD. Cùng với đó là điều kiện thời tiết bất lợi của mùa khô năm 2022 - 2023 thiếu nước để phát thủy điện - nguồn điện rẻ nhất hiện tại. Những yếu tố đó đã khiến EVN lỗ 36.294 tỷ đồng trong năm 2022 và tiếp tục lỗ 28.700 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2023.

Mặc dù EVN và các tổng công ty đã cố gắng có nhiều biện pháp tiết kiệm 15% chi phí kinh doanh của Tập đoàn trong hai năm qua, nhưng do chi phí mua điện chiếm 83% tổng chi phí (phần truyền tải, phân phối và quản lý chỉ có 17%), nên không thể tránh lỗ khi các yếu tố đầu vào làm tăng chi phí phát điện. Việc liên tục ép giá mua điện và giá bán lẻ điện cũng dẫn đến khó khăn trong đầu tư mới vào nguồn phát điện. Đó là chưa kể việc các công ty phát điện phải cắt giảm, hoặc hoãn những chi phí bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp thiết bị có thể gây ra hệ lụy lâu dài cho hệ thống điện.

Đợt điều chỉnh giá điện lần này chưa đưa giá điện bán lẻ lên mức ngang với giá thành điện năng sản xuất và phân phối, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn, EVN chưa thể điều chỉnh giá điện lên cao hơn. EVN đã tính toán tác động của đợt tăng giá này đến mức chi trả của người dân dùng điện sinh hoạt như dưới hình vẽ sau:

Cơ chế điều chỉnh giá điện của Việt Nam tới đây sẽ như thế nào?

Hộ nghèo, dùng điện ở mức đến 50 kWh/tháng, chiếm 11% số hộ dùng điện sinh hoạt, sẽ phải trả thêm đến 3.900 đồng/tháng theo giá điện mới. Hộ trung bình, dùng điện ở mức 101 đến 200 kWh/tháng, chiếm 34% số hộ dùng điện, sẽ phải trả thêm đến 17.200 đồng/tháng. Những hộ dùng ở mức 301 - 400 kWh/tháng, chiếm 9% số hộ dân, sẽ phải trả thêm đến 42.000 đồng/tháng.

Một số phóng viên bày tỏ lo ngại về sự trùng lặp của đợt tăng giá này và đợt điều chỉnh ngày chốt công tơ điện của các tổng công ty điện lực. Đại diện EVN giải thích: Điều chỉnh ngày chốt công tơ là việc cần thiết và chỉ có thể thực hiện được vào năm nay, sau khi số công tơ điện tử truyền số liệu tự động được lắp đặt cho 100% ở các thành phố lớn. Phần điện lũy tiến cho từng tháng vẫn được tính minh bạch, dù ngày điều chỉnh chốt số công tơ có làm kéo dài thêm kỳ tính tiền lần đầu sau khi điều chỉnh.

Trả lời câu hỏi của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về xây dựng các cơ chế điều chỉnh giá điện cho tương lai minh bạch và sát thị trường hơn, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho biết: Theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế điều chỉnh giá điện có lộ trình, theo thị trường, chu kỳ điều chỉnh đã giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng. Bộ Công Thương đang phối hợp xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện cho tương lai.

“Khi được điều chỉnh thường xuyên, giá điện không chỉ tăng mà có thể điều chỉnh giảm theo các thông số đầu vào của thị trường nhiên liệu năng lượng” - ông Trần Việt Hòa nhấn mạnh./.

ĐÀO NHẬT ĐÌNH - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động