Có 7 dự án điện độc lập ‘khó xác định thời gian hoàn thành’
06:32 | 04/03/2020
Cần cân nhắc ‘cẩn trọng’ trước khi đầu tư dự án điện khí Bạc Liêu
Cụ thể:
- Dự án Thủy điện Mỹ Lý, Nậm Mô - 270 MW (do vẫn đang phải chờ Chính phủ Lào ký Hiệp định liên Chính phủ).
- Các dự án Nhiệt điện Công Thanh - 600 MW và Nhiệt điện An Khánh Bắc Giang - 650 MW (do chưa thu xếp được vốn đầu tư).
- Các dự án Cụm Thủy điện PacMa, Nậm Củm 4 - 200 MW (có nguy cơ không có đường dây đấu nối).
- Dự án Thủy điện Hồi Xuân hiện nay đã thay đổi thông số thực tế của gần như toàn bộ so với các thông số nêu trong PPA (hợp đồng mua bán điện) ngày 17/5/2010, do đó tổng mức đầu tư xây dựng tăng lên.
Cập nhật thông tin trên đây cho thấy, để thực hiện được các dự án nguồn điện, vướng mắc lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư. Bởi hiện nay Chính phủ đã dừng bảo lãnh vay. Mặt khác, các ngân hàng trong nước đều vượt trần tín dụng, do đó phải vay vốn nước ngoài. Nhưng việc vay vốn nước ngoài đòi hỏi rất khắt khe bởi nhiều yếu tố rằng buộc.
Chẳng hạn như dự án Nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang có một số ngân hàng đã đồng ý cho vay vốn đầu tư, nhưng với điều kiện dự án phải được Bộ Công Thương, EVN chấp nhận đưa vào hợp đồng mua bán điện sản lượng (Qc) bằng 90% sản lượng điện bình quân trong thời gian 10 năm (kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại).
Tuy nhiên, hợp đồng mua bán điện cho dự án này đến nay vẫn chưa được EVN thông qua, bởi từ trước đến nay chưa có tiền lệ thỏa thuận Qc dài hạn tới 10 năm./.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM