RSS Feed for Thứ sáu 19/04/2024 10:34
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

"Chi phí bảo trì nhiệt điện chạy khí phải ở mức hợp lý"

 - Là dự án có tổng mức đầu tư dự toán 700 triệu USD, công suất 750MW, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2011. Đến nay, sản lượng điện cung cấp lên lưới điện quốc gia đạt 5 tỷ kWh (chiếm 8% công suất toàn hệ thống). Cùng với các đơn vị nhiệt điện chạy khí khác, PVPower NT2 đã và đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khí đốt của quốc gia, sản xuất nhiều điện năng trên cơ sở phát thải cacbon thấp, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hiện nay Nhà máy này cũng đang gặp những khó khăn do chưa có hợp đồng bán điện chính thức và giới hạn chi phí bảo trì, sửa chữa nhà máy.

>> Nhiệt điện Nhơn Trạch 2: “Dự án nhà máy điện xây dựng nhanh nhất”
>> Nhiệt điện Nhơn Trạch 2: Công trình 4 nhất
>> PV Power NT2 - hành trình thắp sáng đất phương Nam
>> Nhiệt điện Nhơn Trạch 2: Vượt mốc 5 tỷ kWh sau một năm vận hành

Đến nay, sản lượng điện của PVPower NT2 đã phát và cung cấp lên lưới điện quốc gia đạt 5 tỷ kWh (chiếm 8% công suất toàn hệ thống)

Theo TS. Hoàng Xuân Quốc - Tổng giám đốc PVPower NT2, hiện nay Công ty chưa có hợp đồng bán điện chính thức mà chỉ có hợp đồng tạm tính thời hạn 1 năm với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, chi phí bảo trì, sửa chữa không được vượt quá 4,5% chi phí của thiết bị và lắp đặt đang gây những khó khăn cho doanh nghiệp.

TS. Quốc nhận định, với quy định này có thể phù hợp với nhiệt điện than, nhưng với nhiệt điện chạy khí (do đặc thù công nghệ của tua bin khí là chi phí sửa chữa rất cao, phụ tùng phải hoàn toàn nhập khẩu).

Mặt khác, PVPower NT2 là đơn vị độc lập, nên khi tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh, nếu phát không đủ, thiếu giờ sẽ bị phạt, do vậy công tác bảo trì phải được tiến hành chắc chắn và bắt buộc phải có hợp đồng dài hạn để đưa vào phần tính giá điện.

Trong khi đó, EVN lại quy định giới hạn khung giờ trong việc ngừng máy để sửa chữa hàng năm, vì vậy nếu các nhà máy điện phát không đủ công suất, số giờ đã quy định sẽ bị phạt.  Điều này dẫn tới tổn thất kinh tế rất lớn khi phải dừng hoạt động để bảo trì nhà máy.

TS. Hoàng Xuân Quốc cho rằng, Chính phủ cần phải có cơ chế linh hoạt hơn trong thị trường điện cạnh tranh. PVPower NT2 cũng như hầu hết các nhà máy điện khác, khi tham gia thị trường điện cạnh tranh thì khách hàng duy nhất vẫn là EVN. Cho nên, công suất và sản lượng phát đều bị động, muốn bán lẻ thì lại bị vướng các quy định về thị trường điện. Ví dụ như: Nhà máy điện Hiệp Phước đang bán độc quyền cho Phú Mỹ Hưng là 10 cent/kWh, trong khi PVPower NT2 chỉ cần bán 6 cent/kWh cho một số khách hàng trong khu vực mà không được, bởi theo lộ trình của thị trường điện, ở thời điểm hiện tại Chính phủ chưa cho phép các nhà máy điện trực tiếp bán lẻ. 

NangluongVietnam.vn

BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Trung Quốc thay tướng lĩnh cao cấp trước thềm Đại hội 18
Khám phá tàu quân sự hiện đại nhất Việt Nam
Bị 'tín nhiệm thấp' có thể xin từ chức
Vụ tai nạn xe gây chú ý ở Trung Quốc
Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt trên Biển Đông

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động