RSS Feed for Các thành phố thải ra 70% lượng phát thải khí nhà kính | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 21:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Các thành phố thải ra 70% lượng phát thải khí nhà kính

 - Theo Báo cáo toàn cầu về Định cư con người 2011 “Thành phố và Biến đổi khí hậu” của Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-HABITAT) mới công bố, các thành phố phải chịu trách nhiệm tới 70% lượng phát thải khí nhà kính trong khi chỉ chiếm có 2% diện tích.

 

Chỉ chiếm có 2% diện tích, tuy nhiên các thành phố lại thải ra tới 70% lượng phát thải khí nhà kính 

Hiện nay, hơn một nửa dân số thế giới đang sống tại các đô thị và chẳng bao lâu nữa con số đó sẽ lên đến hai phần ba. Sức tiêu thụ và lối sống đô thị ngày càng gia tăng khiến cho tốc độ biến đổi khí hậu càng nhanh chóng.

Cũng theo báo cáo thì tính đến năm 2050 sẽ có đến 200 triệu người trên thế giới phải di dời do biến đổi khí hậu, và ước tính đến năm 2070, hầu hết các thành phố nằm trong tốp 10 có nguy cơ bị ngập lụt đều thuộc các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan).

Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng, tăng sự xâm nhập mặn, lượng mưa tăng và hạn hán trầm trọng hơn. Có một số lượng lớn các thành phố, cơ sở hạ tầng chính và khu công nghiệp nằm dọc ven biển của Việt Nam là một nguy cơ khi nước biển dâng cao. Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng nằm trong số các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu.

Các thành phố của Việt Nam cần xây dựng các chiến lược phát triển thành phố với các giải pháp nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính cũng như thúc đẩy các sáng kiến về thành phố sinh thái trong các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể.

Báo cáo đã đề ra một số giải pháp mà các thành phố có thể áp dụng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là xây dựng một tầm nhìn về tương lai phát triển và tìm ra những cách thức nhằm gắn kết việc ứng phó với biến đổi khí hậu với nhu cầu về phát triển đô thị; Mở rộng phạm vi tham gia của cộng đồng và đại diện của khu vực tư nhân, các nhóm xã hội (đặc biệt là người nghèo) cũng như tham khảo ý kiến của lãnh đạo thuộc mọi nhóm đối tượng để đảm bảo sự bao quát của tất cả các quan điểm; Áp dụng quá trình thực hiện có sự tham gia, các thành phố cần tiến hành đánh giá mức độ tổn thương để xác định những nguy cơ chung và riêng với từng quy hoạch phát triển đô thị, từng khu vực địa lý khác nhau và quyết định mục tiêu và đường lối thực hiện để giảm những nguy cơ này.

Theo: dmhcc.gov.vn

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động