RSS Feed for Thứ sáu 19/04/2024 03:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

'Các thành phố bền vững - Thách thức và Cơ hội'

 - Làm thế nào để giúp các thành phố sử dụng điện năng hiệu quả, thân thiện với môi trường? Các thành phố đã tiêu tốn bao nhiêu nguồn tài nguyên? Và chúng ta đã có biện pháp và chiến lược gì để xây dựng một tương lai bền vững hơn?... Những câu hỏi này đã được nêu ra và thảo luận tại buổi Hội thảo với chủ đề: “Các thành phố bền vững - Thách thức và Cơ hội” do Bộ Xây dựng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và Siemens Việt Nam phối hợp đồng tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội. Trên 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch đô thị, giới truyền thông đã đến tham dự sự kiện, cùng trao đổi thông tin, kinh nghiệm và những ý tưởng sáng tạo. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội thảo.

https://mail-attachment.googleusercontent.com/attachment/u/0/?ui=2&ik=2f21e80b8d&view=att&th=1387073ff15962b6&attid=0.4&disp=inline&realattid=f_h4gudpaj3&safe=1&zw&saduie=AG9B_P_ZfVUvUQ_b-rwnGVA5YDTl&sadet=1341918825928&sads=NeG81PhKqLiYD8SBQg3QbExgGM0

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội thảo

Theo dự báo, đến năm 2015, hành tinh của chúng ta sẽ có 550 thành phố. Các thành phố chính là động lực của sự tăng trưởng trong tương lai, và sự gia tăng của các trung tâm đô thị mang lại những cơ hội phát triển, việc làm, và thịnh vượng. Tuy nhiên, những nhu cầu đặc biệt của các thành phố cũng đặt ra những thách thức to lớn.

Một nửa dân số thế giới hiện đang sinh sống tại các thành phố. Theo dự đoán mới đây, cho đến năm 2030, sẽ có thêm khoảng 2 tỉ người sinh sống tại các thành phố lớn, chiếm khoảng 60% dân số thế giới .

Bên cạnh tầm quan trọng ngày một tăng về mặt kinh tế, các trung tâm đô thị là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tiêu thụ về năng lượng và tài nguyên ngày một tăng cao. Các thành phố này tiêu tốn 75% nguồn năng lượng và 60% lượng nước sạch của cả thế giới, đồng thời sản sinh đến 70% lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là khí CO2.

Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phố đặt các nhà lãnh đạo và quy hoạch đô thị trước những thách thức to lớn về cơ sở hạ tầng. Những thách thức này không chỉ bao gồm việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cao cho người dân mà còn phải đảm bảo tính cạnh tranh về mặt kinh tế của các trung tâm đô thị, cũng như đảm bảo các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách có trách nhiệm.  

Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự do sự bùng nổ của các thành phố và do quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn phải kiểm soát được những ảnh hưởng về sinh thái, cơ sở hạ tầng và xã hội trong quá trình đô thị hóa, đồng thời mang lại một cuộc sống chất lượng cao cho cư dân đô thị.  

https://mail-attachment.googleusercontent.com/attachment/u/0/?ui=2&ik=2f21e80b8d&view=att&th=1387073ff15962b6&attid=0.1&disp=inline&realattid=c621713c26cdc680_0.3&safe=1&zw&saduie=AG9B_P_ZfVUvUQ_b-rwnGVA5YDTl&sadet=1341918776869&sads=tBb_0dGjN5q2pXwETJP4fbr1RIk

Mục đích của hội thảo là để thiết lập một sự hợp tác giữa doanh nghiệp, chính phủ để cùng tháo gỡ những thách thức và tận dụng cơ hội để phát triển các thành phố một cách bền vững.

Ông Lothar Herrmann, Tổng giám đốc Siemens khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh: "Chúng tôi hiểu rất rõ những thách thức Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay. Chúng tôi đã và đang hợp tác chặt chẽ cùng những đối tác và khách hàng Việt Nam để giải quyết chúng.

Mang lại những sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tốt nhất có thể cho các thành phố chính là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng và là một phần trong chiến lược tăng trưởng của công ty chúng tôi. Giải sản phẩm, hệ thống và dịch vụ toàn diện của chúng tôi mang lại giải pháp bền vững cho các các thành phố đang đối mặt với thách thức ở nhiều lĩnh vực như: giao thông, tòa nhà, chiếu sáng, cung cấp năng lượng, y tế, nước và an ninh".

Công ty Siemens có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 với việc thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó cho đến nay Siemens đã tham gia thực hiện thành công hàng loạt các dự án quan trọng tại Việt Nam trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: năng lượng, công nghiệp, y tế, và giao thông vận tải.

Nhằm tạo dựng cơ sở kinh doanh  vững chắc để tăng cường hợp tác với các đối tác trong nước, Công ty TNHH Siemens Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 9 năm 2002, cung cấp giải pháp và dịch vụ liên quan đến sản phẩm và hệ thống của Siemens.

Sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ hợp tác kinh doanh với Việt Nam thúc đẩy việc thành lập nhà máy tự động hóa tại Bình Dương sản xuất thanh cái dẫn điện vào năm 2005.

Đến nay Siemens luôn phấn đấu trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam với cam kết vì sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

Từ ngày 1/7/2012, Công ty Siemens Việt Nam đã có lãnh đạo mới, tiến sĩ Phạm Thái Lai được bổ nhiệm làm Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc thay cho ông Erdal Elver. Tiến sĩ Phạm Thái Lai sinh ra tại Việt Nam và lớn lên tại châu Âu. Ông là vị Tổng giám đốc người Việt đầu tiên trong lịch sử của Siemens tại Việt Nam.

NangluongVietnam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động