RSS Feed for Bàn giao mặt bằng cho Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:16
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bàn giao mặt bằng cho Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

 - Ngày 22/7, tại Ban quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã chính thức bàn giao mặt bằng, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trao Giấy phép xây dựng cho Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là dấu mốc quan trọng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chính thức chuyển sang giai đoạn xây dựng của dự án này.

>> Ký kết các văn bản liên quan Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
>> Hợp đồng EPC Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã được ký kết

 

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi và bàn giao hơn 500 ha cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong đó có 394 ha mặt bằng đã hoàn thành san lấp, bao gồm: khu mặt bằng nhà máy (Khu B) có diện tích 328 ha; khu đường ống xuất nhập sản phẩm (Khu E) 30 ha; khu mặt bằng cảng (Khu J) 36 ha; hơn 110 ha mặt bằng Khu C (mặt bằng mở rộng) để bàn giao cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn. 

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ được hoàn thành trong vòng 40 tháng kể từ ngày trao giấy phép xây dựng. Ngoài ra còn có phần ký kết biên bản bàn giao mặt bằng và chứng chỉ hoàn thành công trình giữa Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn với BQL Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; phần trao thông báo cho phép Tổng thầu EPC được sử dụng mặt bằng để thực hiện các công việc theo điều khoản hợp đồng của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cho Tổng thầu EPC.

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được triển khai xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa có tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD - mức vốn đầu tư lớn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.

Dự án có vai trò quan trọng mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng gia tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng của quốc gia. Việc xây dựng và vận hành dự án sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm từng bước tiến tới việc tự cung, tự cấp các sản phẩm lọc dầu và đảm bảo các nguồn cung năng lượng.

Theo tiến độ dự kiến, dự án sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào giữa năm 2017, với công suất lọc dầu 200 nghìn thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Các sản phẩm chủ yếu là khí hóa lỏng LPG (32 nghìn tấn/năm); xăng RON 92 (1.131 nghìn tấn/năm); xăng RON 95 (1.131 nghìn tấn/năm); nhiên liệu phản lực (580 nghìn tấn/năm); Diesel cao cấp (2.161 nghìn tấn/năm); Diesel thường (1.441 nghìn tấn/năm).

Tổ hợp nhà thầu EPC thực hiện dự án gồm Liên danh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác bao gồm Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia)... Phạm vi công việc của nhà thầu EPC bao gồm toàn bộ công việc thiết kế, mua sắm, xây lắp và hỗ trợ chạy thử cho toàn bộ nhà máy.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ấn Độ giải 'bài toán biên giới' với Trung Quốc
Trung - Triều thách thức Nhật vì 'sách trắng quốc phòng'
Tổng thống Putin: 'Ai Cập bên bờ vực nội chiến'
Nhìn từ chuyện Bộ trưởng muốn cách chức Giám đốc Sở
Tác chiến điện tử: Sự thành bại của chiến tranh công nghệ cao
Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng..

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động