Ấn Độ ủng hộ quan điểm của Việt Nam về hợp tác dầu khí trên Biển Đông
12:32 | 16/12/2012
>> Vụ làm đứt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02: Trung Quốc vu cáo Việt Nam
>> 'Ấn Độ đang hợp tác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam'
>> Ngành Dầu khí cơ bản hoàn thành kế hoạch năm 2012
>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn dầu, khí
Thông qua các dự án dầu khí, Ấn Độ dường như đã ngầm tuyên bố rằng: Họ ủng hộ quan điểm của Việt Nam - Bình luận của hãng tin Reuters (Anh)
Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, từ nhiều năm nay vẫn liên tục có những cuộc đối đầu căng thẳng trong vấn đề chủ quyền cả trên bộ lẫn trên biển. Trên Biển Đông, Ấn Độ đang có những "lợi ích quốc gia" thể hiện qua một loạt những dự án liên doanh với Việt Nam trong thăm dò và khai thác dầu khí.
Tập đoàn dầu khí ONCG Videsh thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ đã tham gia các dự án thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam từ năm 2006, bất chấp sự tuyên bố chủ quyền cũng như những lời "đe nẹt" của Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ luôn khẳng định rằng, hoạt động thăm dò tìm dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông là hoạt động hợp pháp và tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực của Bắc Kinh.
Theo bình luận của hãng tin Reuters (Anh), đến nay, New Delhi vẫn chưa có tuyên bố nào thể hiện lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng thông qua các dự án dầu khí, Ấn Độ dường như đã ngầm tuyên bố rằng: Họ ủng hộ quan điểm của Việt Nam.
Nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, công nghệ quân sự được cải thiện đáng kể, sự chênh lệch về tương quan tiềm năng quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã giảm đi đáng kể, do vậy nước này quyết sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tăng cường sự hiện diện tại Thái Bình Dương nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu năng lượng cho phát triển của mình.
Nhà nghiên cứu Dhruva Jaishankar nhận định rằng, những động thái hiếu chiến và "vô luật lệ" của Bắc Kinh trong các nỗ lực theo đuổi những tuyên bố chủ quyền, buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á khác.
"Đến lúc này, Trung Quốc chỉ có thể đổ lỗi cho chính mình nếu các nước nhỏ hơn "đồng bệnh tương lân", xích lại gần nhau, hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, liên kết với các lực lượng hải quân khác trong khu vực nhằm một mục đích duy nhất: Chống lại Trung Quốc", ông Dhruva Jaishankar kết luận.
Đã nhiều lần Ấn Độ bị Trung Quốc nhắc nhở và dọa dẫm vì đã "dám" bước chân vào đây. Nhưng lần này, Ấn Độ đã không thể nhân nhượng được nữa. Bởi Ấn Độ là những quốc gia có tiềm lực quân sự "tương xứng" với Trung Quốc, đủ để "chơi tay đôi sòng phẳng" khi cần thiết.
NangluongVietnam.vn
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Nhật - Ấn 'chặn' tham vọng Trung Quốc trên Biển Đông
Nghịch cảnh tại gia đình hai đại gia ngân hàng
Lộn xộn trong chính sách ngoại giao Trung Quốc trên Biển Đông
Hai quả tên lửa của Triều Tiên tương đương... 4,6 triệu tấn ngô
"Việt Nam: Con tàu đang dần thẳng hướng"
Nỗi ám ảnh kinh hoàng của công an Trùng Khánh
Nga sẽ không cho phép Trung Quốc thống trị châu Á
Trận tấn công Trân Châu cảng còn âm vang
"Lòng dân chính là sức mạnh không có giới hạn"
Cương lĩnh đối ngoại nước Nga trong thế giới đang thay đổi