RSS Feed for Ngành Than đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 13:21
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành Than đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh

 - Tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp, tăng cường đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, tổ chức thi thợ giỏi các cấp… là những hoạt động sản xuất, kinh doanh chính đang được các đơn vị ngành Than tăng cường, đẩy mạnh để đạt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

>> Vinacomin tìm giải pháp tiêu thụ than
>> Vinacomin đẩy nhanh tiến độ đào lò
>> Vinacomin sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014
>> Sẽ xem xét lại việc thuê ngoài trong sản xuất than

Tại Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, thực hiện chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp theo quyết định số 388/QĐ-TKV ngày 05/03/2014 của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn, về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020, hiện nay, Tổng công ty đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp.

Theo đó, thời gian qua, Tổng công ty đã tiến hành các thủ tục về việc sáp nhập Công ty TNHH MTV Than Khánh Hòa và Than Na Dương vào Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV - Công ty than Khánh Hòa và Công ty than Na Dương từ ngày 15/3/2014; Triển khai các công tác chuẩn bị, tiến hành giải thích, tuyên truyền để chuẩn bị công tác giải thể đối với 3 chi nhánh là Trung tâm xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư, Khách sạn Heritage Hà Nội, Khách sạn Mê Linh, dự kiến thời điểm ra quyết định giải thể 3 chi nhánh và tiến hành đại hội đồng cổ đông để thành lập Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Công nghiệp mỏ Việt Bắc; Đồng thời, Tổng công ty đã ra quyết định giải thể Chi nhánh Tổng công ty tại Đồng Nai (từ ngày 01/5), hiện đơn vị đang tiến hành liên hệ với tỉnh Đồng Nai để thực hiện các thủ tục giải thể theo theo quy định; Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty, họp ban chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để thực hiện; Lập kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa Tổng công ty và báo cáo với Tập đoàn theo quy định; Lập đề án thành lập và dự thảo Điều lệ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu công nghiệp mỏ Việt Bắc để trình Tập đoàn phê duyệt…

Trong khi đó, tại Công ty than Cao Sơn, ngoài việc sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức doanh nghiệp, đơn vị cũng tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, nhằm mở rộng sản xuất. Theo kế hoạch trong năm nay, Công ty sẽ đầu tư trên 300 tỷ đồng cho các dự án.

Hiện Công ty đang thương thảo với nhà thầu và xin ý kiến Tập đoàn về giá để công bố trúng thầu quốc tế dự án mở rộng mỏ Cao Sơn tại gói thầu “Lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, vận hành trạm nghiền và hệ thống băng tải vận chuyển đất đá ra bãi thải Bàng Nâu”; Lập hồ sơ thiết kế xây dựng trạm điện 35/6KV và đường dây 35KV phục vụ cung cấp điện cho tuyến băng tải đá; thuê đất đợt 1 khoảng 1,6 triệu mét vuông thuộc địa bàn phường Mông Dương; phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án cải tạo mở rộng mỏ Cao Sơn trên diện tích 9,5 triệu mét vuông đất… Do các dự án mới chỉ đang ở giai đoạn phê duyệt dự án nên tính từ đầu năm đến nay, mức đầu tư của Công ty mới đạt gần 20 tỷ đồng.

Cũng như các đơn vị, thời điểm này, Công ty than Khe Chàm đang tập trung cho dự án mỏ mỏ Khe Chàm II-IV. Dự án có trữ lượng hơn 74 triệu tấn than, công suất thiết kế 3,5 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 14 nghìn tỷ đồng. Khe Chàm II-IV có đầy đủ các tiêu chí mỏ sạch, an toàn, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, tiết kiệm tài nguyên, sản lượng cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong khai thác, sử dụng ít nhân công. Dự án được khai thông bằng ba giếng đứng, kết hợp các lò xuyên vỉa ở hai tầng khai thác. Tầng trên khai thác từ mức âm 60 đến âm 350 m, tầng dưới khai thác từ âm 350 xuống âm 500 m. Các hệ thống vận tải, thông gió, thoát nước, quan trắc tập trung, tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ được cơ giới hóa, tự động hóa tối đa.

Đây cũng là dự án quy tụ nhiều "cái nhất" của ngành than: công suất lớn nhất, vốn đầu tư lớn nhất, xuống sâu nhất, mỏ hiện đại nhất. Thợ Hầm lò 1 hiện đã hoàn thiện các công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công dự án, hiện tại đã đào và đổ bê-tông cốt thép chống cố định với giếng đứng chính sâu 30 m và giếng phụ 20 m, đường kính giếng 8m. Trong năm nay, đơn vị phấn đấu đào sâu tới "độ mở công nghệ" 60 m, tiếp tục thi công móng tháp, móng tời nếu hoàn thiện các thủ tục liên quan.

Bên cạnh đó, một số các đơn vị như Công ty than Hà Lầm, Công ty Than Núi Béo… đã tổ chức cuộc thi thợ giỏi cấp công ty cho các ngành nghề như: vận hành máy xúc điện, máy xúc thủy lực, máy khoan xoay cầu, lái xe tải hạng nặng và lái xe chở công nhân. Hội thi diễn ra nhằm rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn trong sản xuất, công tác tự chủ an toàn, văn hóa an toàn trong công nhân. Đồng thời, cũng tuyển chọn thợ giỏi đại diện cho đơn vị tham gia dự  thi thợ giỏi cấp Tập đoàn vào tháng 8 tới đây.

NGUYỄN TÂM (tổng hợp)

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

"Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cho tình huống trên Biển Đông"
Khi cảnh sát Biển Việt Nam áp sát giàn khoan HD981 Trung Quốc
Quan hệ Nga - Trung và ẩn số Biển Đông
Việt Nam, Nga và trật tự thế giới mới?
"Trung Quốc đừng hy vọng kìm cương Triều Tiên"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của ngư

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động