RSS Feed for Chính phủ đồng ý giãn phí, gia hạn thuế cho ngành Than | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 24/11/2024 05:41
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chính phủ đồng ý giãn phí, gia hạn thuế cho ngành Than

 - Sang quý 4, cùng với những hỗ trợ của Chính phủ, bức tranh lợi nhuận của 8 doanh nghiệp ngành Than ở Quảng Ninh có thể sẽ chuyển gam màu sáng hơn, khi khó khăn dần giảm bớt.

Mỏ Hầm lò II nỗ lực ổn định sản xuất
TKV yêu cầu các đơn vị tăng cường an toàn lao động

Chính phủ vừa đồng ý một số cơ chế ưu đãi để giúp Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) giải quyết khó khăn, khắc phục hậu quả do mưa lũ.

Theo đó, Chính phủ đồng ý gia hạn nộp thuế hai năm với ngành than, nhất là giãn nộp phí tài liệu thăm dò khai thác.

Thuế tài nguyên sẽ được đưa về mức 5% đối với khai thác than hầm lò và 7% đối với khai thác than lộ thiên, tương đương như mức thuế áp dụng ở thời điểm năm 2013.

Chính phủ cũng đồng ý gia hạn nộp thuế 2 năm để giúp TKV có vốn khắc phục mưa lũ, đồng thời hỗ trợ tiền di chuyển dân khỏi vùng nguy hiểm, chi phí tái định cư… đưa vào chi phí giá thành của ngành.

Mưa lũ cuối tháng 7 vừa qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của của các đơn vị thuộc TKV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Lao động

Động thái tích cực này từ phí Chính phủ được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp ngành Than giảm bớt khó khăn.

Theo báo cáo tài chính được 8 doanh nghiệp than trên sàn niêm yết, trong đợt mưa lũ kéo dài trong những ngày cuối tháng 7 vừa qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của của các đơn vị thuộc TKV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Công ty Than Mông Dương được nhận định là công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với các mỏ than bị ngập nước từ -250m đến -90m, cơ sở vật chất của mỏ cũng bị hư hại do cơn lũ.

Than Mông Dương đã công bố con số thua lỗ lên tới gần 118 tỷ đồng trong quý 3-2015 nhưng TKV chưa cấp bù chi phí khắc phục sự cố ngập mỏ nên kết quả kinh doanh quý 3-2015 đang bị lỗ đột biến.

Cùng với khoản lỗ hơn 17 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2015, lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, Than Mông Dương lỗ ròng 135 tỷ đồng nâng mức lỗ lũy kế tính đến 30-9-2015 lên đến 135 tỷ gần bằng với vốn điều lệ thực góp 150 tỷ đồng.

Cùng với đó, Công ty Than Vàng Danh cũng có bốn nhà máy đã bị ngấm nước do cơn bão và mưa lớn.

Không thua lỗ, nhưng mức lợi nhuận của Than Vàng Danh sụt giảm mạnh so với cùng kỳ đạt 7,35 tỷ đồng, giảm 78,3% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, Than Vàng Danh lãi sau thuế 42,45 tỷ đồng giảm 41% so với 9 tháng cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là doanh nghiệp có lãi cao nhất trong các doanh nghiệp than trên sàn niêm yết.

Sáu doanh nghiệp than còn lại cũng chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định do tạm thời ngừng hoạt động hay gặp khó khăn trong vận chuyển.

Hai công ty Than Hà Tu  và Than Cao Sơn cũng đã công bố kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý 3, dù cả 2 doanh nghiệp này đều có mức doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng đến 17% dẫn đến quý 3 Than Hà Tu lỗ 24,7 tỷ đồng còn Than Cao Sơn lỗ gần 1 tỷ đồng.

Giải thích về nguyên nhân lỗ trong quý này, Than Hà Tu cho rằng do thị trường nội địa đang có sự cạnh tranh mạnh với các nguồn than nhập khẩu, than ngoài TKV, cộng thêm mưa lũ bất thường đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng, tình hình tiêu thụ và chi phí khắc phục thiên tai.

Kết quả thua lỗ trong quý 3 khiến lũy kế 9 tháng, Than Hà Tu lỗ hơn 15,7 tỷ đồng. Trong khi đó nhờ kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 Than Hà Tu báo lãi 9 tháng hơn 21 tỷ đồng, khả quan hơn hẳn mức lỗ 202 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm ngoái.

Mức lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ là tình trạng chung của 4 công ty còn lại.

Do tình hình tiêu thụ than khó khăn kéo theo doanh thu suy giảm, mưa lũ lớn gây thiệt hại dẫn đến tăng chi phí đã khiến cho lãi ròng quý 3-2015 của Than Núi Béo giảm đến 76% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, Lãi ròng đạt xấp xỉ 18 tỷ đồng, giảm đến 45% so với cùng kỳ. Các khoản chi phí hoạt động đều tăng mạnh so với cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 3/2015 của Than Hà Lầm chỉ còn đạt hơn 4 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Theo lãnh đạo Công ty, nguyên nhân chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7 đầu tháng 8 nên sản lượng tiêu thụ bị sụt giảm.

Than Cọc Sáu có doanh thu giảm 25% so với cùng kỳ nhưng nhờ lợi nhuận khác và cắt giảm chi phí, lãi ròng trong kỳ vẫn đạt 3,5 tỷ đồng, tăng 3% so với quý 3-2014.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, Than Cọc Sáu thu về 14 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng chỉ mới bằng 35% kế hoạch năm 2015 (38 tỷ đồng).

Nhờ chi phí lãi vay và tiền thuê đất trong kỳ giảm, công ty lại được miễn giảm phí thương hiệu, giúp Than Đèo Nai lãi ròng đạt được 9,5 tỷ đồng, tăng 11%. Lũy kế 9 tháng lãi ròng đạt 14.1 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 11,3 tỷ đồng.

Như vậy, riêng quý 3-2015 tổng doanh thu mà cả 8 doanh nghiệp đạt được giảm 7% so với cùng kỳ và chịu lỗ ròng tổng cộng 117,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ tổng cộng hơn 96 tỷ đồng.

Nhờ kết quả khả quan trong nửa đầu năm, tổng doanh thu 9 tháng lại tăng 3,4% so với cùng kỳ và chỉ lỗ tổng cộng hơn 24 tỷ đồng so với con số lỗ hơn 50 tỷ đồng trong quý 3-2014.

HẢI VÂN

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động