RSS Feed for Bốn vấn đề cần giải quyết cấp bách giúp ngành Than phát triển | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 20:03
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bốn vấn đề cần giải quyết cấp bách giúp ngành Than phát triển

 - Sáng ngày 26/10, phát biểu tại Nghị trường Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ông Lê Minh Chuẩn đại biểu tỉnh Quảng Ninh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có bài phân tích vai trò của ngành Than, với chủ đề “Vai trò hòn than đối với an ninh năng lượng quốc gia”; đồng thời đề xuất 4 vấn đề cần giải quyết cấp bách để giúp ngành Than phát triển.

TKV đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay
TKV điều chỉnh mức tiền lương tăng cho người lao động

 

 

Theo ông Chuẩn, ngành Than đang giữ vị trí quan trọng đối với an ninh năng lượng toàn cầu và tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, ổn định xã hội.

Thứ nhất, về vị trí vai trò của than đối với an ninh năng lượng quốc gia, ông Lê Minh Chuẩn cho biết, đối với thế giới hiện nay và trong tương lai chiếm khoảng 39% và dự báo đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 1,5%.

Hiện nay nguồn điện chúng ta sản xuất thì nhiệt điện than chiếm 40%. Đối với các nước lớn như Trung Quốc là 43%, Úc và Ấn Độ 70%. Đối với Việt Nam theo quy hoạch là 34%, dự báo đến năm 2040 tỷ lệ này xấp xỉ 50%. Thực tế 8 tháng đầu năm 2018 đã chiếm 41%.

Trong kế hoạch dự báo năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 3-10%, nguồn điện từ khí sẽ giảm từ 44% xuống còn 26%, nguồn điện thủy điện giảm từ 14% đến 12%.

Có thể nói, hòn than chiếm một vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn điện trong ngắn hạn (15-20 năm) tới, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, về thiếu nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện là một thực tế và có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2020 nhu cầu than Antraxit cho Việt Nam, cho các nhà máy nhiệt điện đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động, chiếm 40 triệu tấn/năm. Sản lượng này tăng lên vào năm 2021 - 2030 là 50-55 triệu tấn than, trong đó Việt Nam chỉ có 2 đơn vị sản xuất than là TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, sản xuất được 40-41 triệu tấn than.

Như vậy, trong thời gian ngắn hạn tăng 10-15 triệu tấn than Antraxit cho các nhà máy nhiệt điện Việt Nam là không khả thi và dẫn đến vấn đề thiếu than cho các nhà máy nhiệt điệt dùng than Antraxit là hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Mặt khác, trong kế hoạch 2017 - 2030, Việt Nam phải nhập khoảng 70 triệu tấn than nhiệt năng bitum và asbitum. Với việc nhập 70 triệu tấn than/năm về Việt Nam thì không thuần túy ở thương mại nữa mà phải tìm nguồn ổn định đầu tư tại nước ngoài.

Có thể nói đến năm 2030, Việt Nam không còn độc lập về năng lượng nữa mà phụ thuộc và nguồn năng lượng từ nước ngoài, đây là một thách thức lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, ông Lê Minh Chuẩn cho rằng cần đổi mới tư duy về chiến lược an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 và sau năm 2030.

Thứ ba, về những nguyên nhân và thách thức phát triển ngành than, cũng như ngành khai khoáng cung cấp đầu vào cho an ninh năng lượng quốc gia, riêng về than, ông Chuẩn cho rằng có 4 vấn đề sau:

1/ Tài nguyên than của Việt Nam hiện nay nằm chủ yếu ở Quảng Ninh nhưng vấn đề tường minh hòn than này còn rất hạn chế, bể than đồng bằng sông Hồng hiện nay chưa có công nghệ để khai thác.

2/ Điều kiện khai thác mỏ ngày càng sâu và xa, hiện nay ngành than đã khai thác ở mức -500 so với mực nước biển, mọi điều kiện chi phí và năng suất lao động mỏ tăng lên rất khó khăn.

3/ Việc cấp phép đầu tư cơ chế, chính sách cho hòn than hiện nay rất hạn chế và vấn đề tái đầu tư trở lại phát triển mỏ than gặp rất nhiều khó khăn.

4/ Nguồn nhân lực chính cho lao động làm than, đó là thợ lò thì hiện nay đang suy giảm rất nhanh, trong khi đó chưa có công nghệ để thay thế lực lượng này.

Từ những vấn đề thách thức khó khăn trên, ông Lê Minh Chuẩn đề xuất 4 vấn đề:

Thứ nhất, cần đổi mới chính sách về quản lý tài nguyên, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường, hội nhập ngay từ việc cấp giấy phép để các doanh nghiệp mỏ và khí chủ động trong vấn đề phát triển nguồn tài nguyên này.

Thứ hai, bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản dưới luật về quản lý tiêu chuẩn phân cấp cho các doanh nghiệp than, khí có một môi trường đầu tư thuận lợi, kể cả nước ngoài và trong nước.

Thứ ba, cần có cơ chế, chính sách bình đẳng giữa than nhập khẩu và than trong nước theo thông lệ quốc tế và theo giá quốc tế.

Thứ tư, cần phải có một chính sách đối với đối tượng công nhân làm nghề độc hại và nguy hiểm như công nhân hầm lò về chính sách tiền lương, bảo hiểm, thâm niên nhà ở cho công nhân.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động