RSS Feed for Bộ Công Thương không tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án bauxite | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 29/03/2024 17:36
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Bộ Công Thương không tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án bauxite

 - Tại họp báo thường kỳ tháng 3/2014 của Bộ Công Thương chiều 7/4, ông Bùi Quang Chuyện - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng khẳng định: Với hai dự án bauxite thí điểm là Tân Rai và Nhân Cơ, Bộ được Chính phủ giao xem xét đánh giá, rà soát lại các cơ chế chính sách pháp luật để có phương án bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý, chứ không phải tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án.

>> Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án Alumin Tân Rai, Nhân Cơ
>> Mục tiêu của dự án Alumin Nhân Cơ là hiệu quả và an toàn
>> Cần có chính sách ưu tiên cho các dự án Bauxite

NGUYỄN TÂM

Ông Chuyện cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành đề xuất các chính sách thuế, phí đối với hai dự án này. Về chính sách thuế, qua tính toán, Bộ thấy rằng, để sản xuất ra 1 tấn alumin cần phải sử dụng từ 5,5 - 6 tấn quặng bauxite, như vậy có thể khẳng định đây là quá trình chế biến.

“Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) ban hành năm 2008 thì sản phẩm xuất khẩu nếu là tài nguyên khoáng sản đã được chế biến sang sản phẩm khác thì được áp dụng thuế suất VAT là 0%. Nếu chưa chế biến sang sản phẩm khác thì thuộc đối tượng không chịu thuế VAT. Như vậy, đối với alumin là khoáng sản đã được chế biến, nên Bộ đề xuất thuế VAT xuất khẩu alumin là 0%”, ông Chuyện cho hay. 

Đối với phí môi trường, theo ông Chuyện, với quặng bauxite đang áp dụng theo mức hiện hành là 30-50 nghìn đồng/m3, tương đượng với giá thành khai thác 1 tấn bauxite nguyên khai và gấp từ 20-30 lần so với khai thác đất đá. Như vậy, mức phí môi trường như trên là quá cao và chưa phù hợp. Trong khi đối với các loại khoáng sản khác, mức phí môi trường chỉ từ 5 - 10% giá thành khai thác. Do vậy, Bộ Công Thương đề xuất mức phí môi trường đối với lĩnh vực khai thác bauxite chỉ ở trong khoảng 10% so với giá thành khai thác.

Nhà máy sản xuất alumina Tân Rai, Lâm Đồng

Về đề xuất hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng trong công tác khai thác mỏ, đại diện Vụ Công nghiệp nặng cho biết, tính toán vòng đời của dự án Nhân Cơ và Tân Rai trong khoảng 50 năm, nhưng thời gian khai thác và thời gian hoàn thổ rất nhanh, chỉ từ 3-5 năm người dân có thể tái khai thác nguồn đất được. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất phương án không chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành, mà để nhà đầu tư tự thỏa thuận với người dân, chỉ đền bù tài sản hoa màu có trên đất và thuê lại đất. Sau 5 năm người dân có thể sử dụng lại đất nhằm giảm phí, thuế đất cho nhà nước.

“Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới, cũng là hai dự án thí điểm nên Bộ Công Thương được Chính phủ giao xem xét đánh giá, rà soát lại các cơ chế chính sách pháp luật để có phương án bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý, chứ Bộ không tăng ưu đãi để giảm lỗ cho các dự án bauxite như nhiều ý kiến đã nêu”, ông Chuyện nhấn mạnh.

Rất lạc quan về tính khả thi của dự án, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, hai dự án này đều có kế hoạch vòng đời 30 năm. Trong đó, dự án Tân Rai xác định 5 năm lỗ, 12 năm hoàn vốn, còn Nhân Cơ là lỗ kế hoạch là 7 năm, hoàn lỗ là 13 năm. Tuổi thọ dự án được tính toán là 30 năm nhưng trữ lượng quặng có thể khai thác lên tới 50 năm.

“Hiện nay giá bán của chúng ta so với giá tính toán của thị trường đang thấp, sắp tới còn cao hơn nữa, chắc chắn sản phẩm của chúng ta sẽ được tiêu thụ tốt ở ngoài thị trường. Ngoài ra, quặng bauxit không phải độc hại như mọi người vẫn nghĩ. Các yếu tố trên có thể khẳng định tính khả thi của dự án”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về kế hoạch cổ phần hóa hai dự án kể trên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, trước mắt có thể nhìn thấy lỗ ở hai dự án này, nhưng nếu có nhu cầu người mua vẫn có thể mua. Sau từ 5-7 năm khi hết thời gian lỗ thì không khó để tiến hành cổ phần hóa. Quan trọng vẫn là tính khả thi của dự án trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào. Hiện nay, hai dự án vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu, nếu muốn cổ phần hóa phải phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Nhưng không nhất thiết phải hết lỗ mới thực hiện cổ phần hóa.

“Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ban ngành để nghiên cứu mô hình tài chính cũng như các cơ chế chính sách hợp lý, sớm hoàn vốn tiến tới cổ phần hóa hai dự án bauxite nêu trên theo đúng lộ trình”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động