Điện lực
Ứng phó cấp điện thế nào khi Việt Nam gặp biến cố ‘cực đoan kép’?
06:08 |08/01/2020
-
“Hiện nay nhiều đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế giúp Chính phủ trong vấn đề quy hoạch chủ yếu đề xuất tập trung phát triển các nguồn từ mặt trời, gió, điện khí, không xây dựng nhiệt điện than mới và điện hạt nhân. Vậy, Bộ Công Thương đã nghiên cứu kế hoạch ứng phó cấp điện khi gặp biến cố về thời tiết ‘cực đoan kép’ - như thủy điện cạn kiệt nước, các trung tâm năng lượng tái tạo gặp các sự cố về thiên tai khi mưa bão trong thời gian dài?” Trả lời câu hỏi này của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết là “đã xem xét và cân nhắc kỹ các phương án”.
Vướng mắc tại dự án Nhiệt điện Long Phú 1, Thái Bình 2 ‘rất phức tạp’
Bộ Công Thương đã xem xét và cân nhắc kỹ các phương án ứng phó cấp điện khi gặp biến cố về thời tiết ‘cực đoan kép’ - như thủy điện cạn kiệt nước, các trung tâm năng lượng tái tạo gặp các sự cố về thiên tai khi mưa bão trong thời gian dài.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, về các đề xuất, góp ý của các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế cho quy hoạch các nguồn điện, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu để nghiên cứu trong Quy hoạch điện VIII trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của xã hội, cũng như phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân. Trong đó, việc tiếp tục phát triển nhiệt điện than, khí, năng lượng tái tạo thế nào? Có phát triển điện hạt nhân trong tương lai xa hay không? Sẽ được tính toán, cân nhắc để báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định.
Còn về khả năng xảy ra các biến cố kép. Tính đến cuối năm 2019, lượng công suất năng lượng tái tạo trong hệ thống đã chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong khi điện năng sản xuất từ các nguồn này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 4% điện năng). Các nguồn hiện nay đủ khả năng bù đắp thiếu hụt trong trường hợp một số thủy điện kiệt nước, cũng như các khu vực tập trung nguồn năng lượng tái tạo bị ảnh hưởng về vấn đề thời tiết.
Về kế hoạch ứng phó cấp điện khi gặp biến cố (thủy điện cạn kiệt nước, các trung tâm năng lượng tái tạo gặp các sự cố về thiên tai khi mưa bão trong thời gian dài), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Các giải pháp trong trung hạn đưa ra trong trường hợp “cực đoan kép”, nếu các nguồn điện than, khí cung cấp thiếu hụt thì sẽ huy động các nguồn điện chạy dầu, có thể xem xét chuyển đổi nhiên liệu nhà máy điện Hiệp Phước.
Mặt khác, tiếp tục ký kết hợp đồng mua bán điện để nhập khẩu điện từ Lào, xem xét nhập khẩu thêm điện từ Trung Quốc (ở mức hợp lý), hoặc xem xét giải pháp thuê các nhà máy điện nổi (fast track) trong ngắn và trung hạn.../.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Các bài mới đăng
- Chuyển đổi số tại Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (09/04)
- Thủy điện An Khê - Ka Nak: 10 năm hình thành và phát triển (08/04)
- PC Hà Tĩnh cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng cao mùa nắng nóng (08/04)
- Chủ đầu tư nói về trạm biến áp số 220 kV đầu tiên của Việt Nam (08/04)
- EVN gặp khó trong huy động ‘nguồn linh hoạt’ (08/04)
- EVNSPC chuyển đổi số để mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng (07/04)
- EVNHANOI ký lại hợp đồng mua bán điện sinh hoạt theo phương thức điện tử (07/04)
- Quý 1, điện sản xuất và nhập khẩu tăng 4,1% so với cùng kỳ (07/04)
- PC Đồng Tháp nỗ lực trong đầu tư hoàn thiện lưới điện (07/04)
- Kết quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư xây dựng quý 1 của EVNGENCO1 (07/04)
Các bài đã đăng:
- Một năm vượt khó thành công của EVNGENCO 3 (07/01)
- Tổng công ty Điện lực miền Bắc ‘Online’ cùng ‘thượng đế’ (07/01)
- Triển khai thi công dự án Thủy điện Tích năng Bác Ái (06/01)
- ‘Hệ thống điện thông minh’ trong Quy hoạch điện 8 (06/01)
- Việt Nam ký kết các hợp đồng nhập khẩu điện từ Lào (06/01)
- Điện ‘đi trước một bước’ trong thách thức (06/01)
- Triển lãm ảnh 'Hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực thủy điện' (03/01)
- Sản lượng điện năm 2019 của DHD đạt 2,665 tỷ kWh (02/01)
- Kiến nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Thủy điện Trị An (mở rộng) (02/01)
- EVNNPC sau một năm hoạt động theo mô hình tổ chức mới (31/12)