RSS Feed for Nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Việt Nam còn thiếu ‘cam kết vĩ mô’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 20/04/2024 09:44
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Việt Nam còn thiếu ‘cam kết vĩ mô’

 - Theo nhìn nhận của các chuyên gia, do chúng ta còn thiếu những cam kết ở tầm vĩ mô trong nhập khẩu điện từ Trung Quốc, nên tiềm ẩn rủi ro trong dài hạn.


Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 1]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 2]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 3]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 4]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 5]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 6]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 7]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 8]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 9]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 10]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 11]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 12]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 13]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 14]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 15]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 16]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 17]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ 18]
Những vấn đề cần ưu tiên trong ‘Chiến lược phát triển năng lượng’ [Kỳ cuối]


 

Theo nguồn tin Tạp chí Năng lượng Việt Nam, để tăng cường năng lực mua điện Trung Quốc lên 9 tỷ kWh/năm thông qua hệ thống chuyển đổi 220 kV AC-DC-AC (back-to-back) [*] từ năm 2023, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thống nhất chủ trương và cho phép bổ sung quy hoạch các đường dây 220 kV (từ các trạm 220 kV Hà Giang, Bắc Quang, Lào Cai đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc) tương ứng để nâng công suất mang tải mỗi điểm nhập khẩu lên 1000 MW.

Như chúng ta đều biết, trên địa bàn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tiềm năng thủy điện của lưu vực 3 con sông lớn đạt 105 GW, trong đó sông Lan Thương (đầu nguồn sông Mê Kông): 25.605 MW, sông Kim Sa (Jinshajiang): 58.580 MW và sông Nộ Giang (Nujiang): 21.420 MW.

Qua đó cho thấy, tiềm năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam là rất đáng kể, có thể đóng góp một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Mặt khác, việc tăng nhập khẩu điện càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện than trong nước ngày càng khó xây dựng do các vấn đề về môi trường, nguồn nhiên liệu và khả năng huy động vốn đầu tư.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của TS. Nguyễn Mạnh Cường - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), việc chúng ta nhập khẩu điện từ Trung Quốc còn thiếu những cam kết ở tầm vĩ mô, nên còn tiềm ẩn rủi ro trong dài hạn.

Theo ông Cường, nước ta bắt đầu nhập khẩu điện Trung Quốc từ năm 2004 thông qua đường dây 110 kV Lào Cai - Hà Khẩu, cấp điện cho khu vực Lào Cai khoảng 380 triệu kWh.

Trước nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2007-2010, ngành điện đã xây dựng thêm 2 tuyến 220 kV Lào Cai - Hà Khẩu, Hà Giang - Malutang và 2 đường dây 110 kV Móng Cái - Thâm Câu, Hà Giang - Thanh Thủy để tăng cường quy mô nhập khẩu.

Sản lượng điện nhập từ quốc gia này liên tục tăng và đạt đỉnh 5,6 tỷ kWh năm 2010 (chiếm 5,6% điện sản xuất hệ thống), bù đắp đáng kể cho lượng điện thiếu hụt trong nước. Trong giai đoạn này, mặc dù cả nước bị thiếu điện, dẫn tới cắt điện luân phiên, nhưng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn đủ điện, hoạt động kinh tế bình thường do nhận nguồn điện nhập khẩu. Nhiều thời điểm, điện nhập khẩu từ Trung Quốc cấp đến tỉnh Bắc Giang.

Hiện nay, điện năng nhập khẩu từ Trung Quốc đang duy trì ở mức 1,6-2,2 tỷ kWh/năm.

Ông Cường cho rằng, để đáp ứng nhu cầu phát triển, Việt Nam sẽ ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, trong đó nhập khẩu điện có thể đóng vai trò đáng kể trong cân đối năng lượng quốc gia. Nhưng hiện nay, quy trình thủ tục rườm rà của phía Việt Nam, cùng với mức giá điện bình quân thấp đang là rào cản rất lớn cho việc nhập khẩu điện.

Để tăng cường năng lực mua điện Trung Quốc lên 9 tỷ kWh/năm (kể từ năm 2023), theo ông Cường, Việt Nam cần khẩn trương xây dựng thị trường điện theo hướng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch có sự điều tiết của nhà nước.

Mặt khác, các cam kết ở tầm vĩ mô, dài hạn về xuất - nhập khẩu điện giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng cần được xác nhận, là tiền đề để xây dựng hạ tầng truyền tải chuyên dụng dùng chung cho nhập khẩu điện dài hạn, giúp tối ưu hóa vốn đầu tư lưới điện và giảm thiểu quỹ đất cho đường dây truyền tải.

Ngoài ra, trong tương lai xa, Việt Nam có thể xem xét mua bán điện thông qua mạng lưới 500 kV liên kết ASEAN./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


[*] Hệ thống chuyển đổi từ dòng điện xoay chiều (AC) sang một chiều (DC) và ngược lại, nhằm tách hai hệ thống điện, ngăn chặn sự tác động lẫn nhau về góc pha và độ dao động điện áp và tần số…

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động