RSS Feed for Giá điện như hiện nay rất khó thu hút đầu tư | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 27/04/2024 10:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Giá điện như hiện nay rất khó thu hút đầu tư

 - Đó là ý kiến của ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tại buổi Tọa đàm “Cung ứng điện giai đoạn 2016-2020: Nguy cơ thiếu điện và giải pháp”, do Báo Dân trí tổ chức sáng ngày 16/11, tại Hà Nội.

Từ nay đến hết năm giá điện sẽ không tăng
ERAV lý giải về "cơ chế giá bán điện bình quân"

Theo ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mỗi năm, Việt Nam cần 5 tỷ USD để đầu tư xây dựng lưới truyền tải và nguồn điện, trong đó, hi vọng thu hút được 70% từ tư nhân. Với giá điện hiện nay để thu hút được như vậy khá là khó. Trong quá khứ, nguồn đầu tư 1/3 dựa vào ODA. Với số lượng, mức độ phát triển như hiện nay, chúng ta phải nghĩ tới hữu hạn từ vốn tài trợ, do đó, nguồn đầu tư 1/3 từ ODA cũng cần phải xem xét.

Ông Franz Genner nhận xét, về quy hoạch hệ thống điện, Việt Nam không phải là nước kém so với các nước cùng trình độ phát triển. Theo dự báo, đến năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu điện. Thách thức ở đây là nhu cầu điện cần tăng 10%/năm và cần tăng công suất điện, và phải phát triển thêm nguồn nhiệt điện. Bên cạnh đó là việc các nhà máy nhiệt điện phải dựa vào nguồn than nhập khẩu. Nếu không phát triển điện mặt trời thì có nghĩa là cần thêm than. Và điều này lại quay lại vấn đề về giá điện, chi phí giá điện.

Với giá 7,6 cent/KWh hiện nay, khó thu hút đầu tư vào giá điện. Ước tính giá điện 7,6 cent/KWh này đủ để đáp ứng chi phí vận hành, bảo trì của EVN.

Nếu quan tâm tới biểu giá điện đầy đủ, tới năm 2030 phải tăng giá điện thêm 40%. Nếu không làm điều đó thì cần sự trợ giúp rất nhiều từ nhà tài trợ, doanh nghiệp. Nếu không sẽ không đủ tài chính cho các dự án điện.

Ông Franz Genner cho biết, chúng tôi đã có phân tích về việc tăng giá điện với hộ nghèo, vùng sâu và với biểu giá bậc thang, sự hỗ trợ từ Nhà nước sẽ không phải là vấn đề nếu tăng giá điện. Và với các cơ quan phát triển, với những gia đình sử dụng hơn 10% để trả tiền điện. Chúng tôi dự kiến, với mức tăng dự kiến thì hộ gia đình sẽ phải trả 4-5% thu nhập cho tiền điện. Như vậy, thì để bền vững và lâu dài, việc tăng giá điện sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người khó khăn nếu chúng ta kết hợp việc tính giá điện bậc thang và những hỗ trợ từ Chính phủ. Trên thực tế tác động của việc tăng giá điện không nhiều như chúng ta cảm thấy.

Tôi nghĩ rằng Chính phủ đặt ra vấn đề giảm sử dụng điện than mà thay vào là điện gió mặt trời. Tuy nhiên, những tổ chức như chúng tôi cần hỗ trợ cho Chính phủ vì điện gió, điện năng lượng mặt trời còn đắt đỏ. EVN và Chính phủ đã có hướng đi tốt và sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than.

Về phía cầu, tiêu thụ năng lượng là giải pháp rất quan trọng và ít tốn kém nhất để chúng ta có thể tránh được những đợt tăng giá điện mới. Theo như ước tính, Việt Nam có thể tiết kiệm 10KW phát điện nếu đầu tư công nghệ vào những doanh nghiệp sử dụng điện. Về phía cung, trước đây, Việt Nam đã rất thành công trong việc tạo nên các nguồn điện từ nhiệt điện than, mang đến nguồn điện giá rẻ. Tuy nhiên, những nguồn lực nội địa không đủ cung ứng trong tương lai nên phải nhập khẩu than. Việt Nam đang kỳ vọng dựa vào nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời… tuy nhiên đầu tư vào nguồn năng lượng này khá tốn kém.

Như vậy, điều này có liên quan tới biểu giá điện. Biểu giá điện hiện nay không đủ cao để hấp dẫn đầu tư trong tương lai.

NangluongVietnam Online

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động