RSS Feed for Công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012 | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 23:07
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012

 - Chiều ngày 27/12, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã tổ chức Họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện của năm 2012 là 139.489,15 tỷ đồng, doanh thu bán điện là 143.893,78 tỷ đồng.

>> Vượt qua rào cản, EVN tạo dựng bước đột phá chiến lược mới
>> Điều chỉnh danh mục QHĐ VII, ưu tiên các dự án điện cấp bách
>> Sáu phương án cân bằng cung cầu điện năm 2014

 

NGUYỄN TÂM

Theo báo cáo, năm 2012 sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 105,47 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất hệ thống điện là 8,85%, thấp hơn 0,38% so với thực hiện năm 2011 (9,23%) và thấp hơn 0,35% so với kế hoạch năm 2012 (9,2%). Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện 2012 là 139.489,15 tỷ đồng, bao gồm thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất, kinh doanh điện.

Giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012 là 1.322,55 đồng/kWh, trong đó: tổng chi phí khâu phát điện là 107.199,04 tỷ đồng, truyền tải là 8.771,55 tỷ đồng, phân phối bán lẻ là 22.958,18 tỷ đồng và phụ trợ quản lý ngành là 560,38 tỷ đồng.

Doanh thu bán điện năm 2012 là 143.893,78 tỷ đồng, tương ứng với giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.364,31 đồng/kWh.

Cũng theo kết quả thì tổng số lỗ lũy kế sản xuất, kinh doanh điện và các khoản chi phí chưa hạch toán vào giá thành đến ngày 31/12/2012 là 19.877,76 tỷ đồng, trong đó: lỗ lũy kế sản xuất, kinh doanh điện tính đến hết năm 2012 là 4.736,7 tỷ đồng, riêng lãi từ sản xuất, kinh doanh điện của EVN là 4.404,63 tỷ đồng. Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa hạch toán là 15.109,52 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn là 31,54 tỷ đồng.

Cục Điều tiết Điện lực cho biết, quá trình kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2012, tổ công tác đã dựa vào các nguyên tắc như: giá thành sản xuất, kinh doanh điện chỉ bao gồm giá thành sản xuất, kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm các lĩnh vực khác; tách bạch chi phí khâu phát điện truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành; chi phí mua điện từ các nhà máy độc lập, nhà máy điện cổ phần, công ty MTV hạch toán độc lập với EVN; kiểm toán chi phí tại các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN; căn cứ vào các tài liệu, báo cáo do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp….

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Huy Cường, việc công bố giá thành của EVN không chỉ thể hiện tính quản lý mà còn là cơ sở để điều chỉnh giá điện trong những năm tiếp theo. Việc điều chỉnh giá không chỉ phụ thuộc kết quả kiểm tra giá thành năm 2012 mà hiện nay, Cục đang yêu cầu EVN khẩn trương tính toán kết quả sản xuất, kinh doanh điện của năm 2013 và cùng tính toán dự kiến kế hoạch của năm 2014. Tất nhiên theo lộ trình,, việc điều chỉnh giá điện vào năm 2015 cũng phải tuân thủ Quyết định 845 của Chính phủ.

Ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 

Cũng tại buổi công bố, trả lời một số câu hỏi của phóng viên xung quanh việc tính toán giá thành điện của EVN trong thời gian qua, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN cho hay, trong năm 2011, EVN đã công bố giá thành của điện là 1.282 đồng/kWh còn trong năm 2012 giá thành ở mức 1.322 đồng/kWh, tức là đã tăng 40 đồng/kWh. Nguyên nhân chủ yếu do từ ngày 1/4/2012 giá than tăng từ 10-11%, đến tháng 8/2012 lại tăng tiếp đến 40% tùy từng loại than, khiến giá thành tại các nhà máy nhiệt điện dùng than tăng lên và chi phí mua điện từ đó cũng tăng theo. Trong năm 2012, giá thành tại các nhà máy thủy điện thấp chính là yếu tố giảm giá thành của điện, đã có tác dụng kéo giá thành bình quân xuống. Vì vậy, dù giá than tăng mạnh nhưng giá thành bình quân của EVN cũng không tăng đáng kể, tổng thể bình quân tăng khoảng 3%.

Phủ nhận ý kiến việc không đầu tư Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có thể giảm giá thành điện xuống hơn nữa trong năm 2012, Phó tổng giám đốc EVN cho rằng, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn được xây dựng với mục đích dự phòng trong trường hợp nguồn thủy điện khô hạn hoặc các nhà máy nhiệt điện gặp sự cố thì nhà máy dự phòng này sẽ được sử dụng. Nếu không có một số nhà máy nhiệt điện dự phòng như Ô Môn thì chắc chắn việc cắt điện sẽ diễn ra, nhất là vào các thời điểm cao điểm sử dụng điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh lẫn đời sống. Thêm nữa tại các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm khi cắt đường dây phụ tải vì quá tải thì phải tiến hành chạy các nhà máy nhiệt điện dự phòng để tránh trường hợp tụt điện áp cho khu vực.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Bí ẩn người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Công bố những điều chưa biết về Giáo hoàng Francis
“Dấu lặng” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Tranh chấp lãnh thổ của các cường quốc chuyển hướng về Bắc Cực
Cảnh báo thạm họa từ một cuộc chiến tranh hạt nhân
Giới chuyên gia khuyên Trung Quốc phải coi trọng Việt Nam

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động