Năng lượng mới - Tái tạo
Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
14:27 |08/05/2018
-
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thứ tư trong những năm gần đây đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình (sử dụng công nghệ Nga), sau các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Belarus, Bangladesh...
Điện hạt nhân đạt công suất cao nhất trong lịch sử
Vì sao điện hạt nhân trên toàn cầu hồi sinh?
Trùm dầu mỏ thế giới khởi động chính sách điện hạt nhân
Mô hình dự án điện hạt nhân Akkuyu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Realrussiatoday.
Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình vào ngày 3/4/2018. Tổ máy thứ nhất AKKUYU-1 có công suất thiết kế 1.114 MWe, sử dụng công nghệ VVER V-509 của Nga.
Bốn tổ máy với tổng công suất 4.800 MWe sử dụng công nghệ VVER dự kiến sẽ được xây dựng với sự hợp tác của Nga tại khu vực trên bờ biển Địa Trung Hải, cách Ankara 500 km về phía Nam, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu, chiếm 72% tổng tiêu thụ năng lượng trong năm 2016. Dự kiến sẽ lắp đặt 3 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030, tạo ra 15% lượng điện của nó, theo Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 5 năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký một thỏa thuận về xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tại khu vực Akkuyu. Ba năm sau, một thỏa thuận liên chính phủ đã được ký kết với Nhật Bản để phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân thứ hai tại khu vực Sinop trên Biển Đen, Báo cáo nghiên cứu khả thi đang tiến hành giai đoạn cuối với lựa chọn công nghệ lò phản ứng thế hệ III+ ATMEA1. Nghiên cứu lựa chọn địa điểm đang được tiến hành cho một nhà máy điện hạt nhân thứ ba.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thứ tư trong những năm gần đây đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình, sau các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào tháng 7 năm 2012 đến nay đang xây dựng 4 tổ máy với tổng công suất 5.380 MWe, Belarus tháng 11 năm 2013 đến nay đang xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất 2.218MWe và Bangladesh vào năm 2017 với 1 tổ máy công suất 1.080MWe.
Tính đến ngày 7 tháng 5 năm 2018 toàn thế giới đã có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng và sử dụng điện hạt nhân với 450 tổ máy đang hoạt động với tổng công lắp đặt 393.836 MWe. Tổng sản lượng điện hạt nhân năm 2017 đạt 2.518.651,91 GW.h tăng 2,22% so với năm 2015. Đồng thời có 58 tổ máy điện hạt nhân đang được xây dựng với tổng công suất 59.710Mwe.
LÃ HỒNG KỲ (Tổng hợp từ nguồn IAEA - https://www.iaea.org/PRIS/)
Các bài mới đăng
- Hà Nội ban hành kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo (02/03)
- Dự án điện gió đầu tiên tại Lâm Đồng sử dụng tua bin của GE (01/03)
- JinkoSolar Tiger Pro đảm bảo hiệu quả xếp dỡ và an toàn vận chuyển cao gấp đôi (25/02)
- Bước tiến mới của dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn (24/02)
- Chợ đầu tiên của Hà Nội thí điểm lắp điện mặt trời mái nhà (24/02)
- Ý kiến của Thủ tướng về rà soát các dự án điện gió đã hoàn thành thẩm định (19/02)
- Năng lượng tái tạo Việt Nam đứng top đầu trong số các thị trường mới nổi (19/02)
- Thủ tướng yêu cầu rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời (18/02)
- Thêm 70 MW điện gió tại Đắk Lắk được cấp chủ trương đầu tư (02/02)
- Sắp diễn ra ‘Đại hội năng lượng mặt trời, gió lần thứ 2 tại Việt Nam’ (01/02)
Các bài đã đăng:
- Không được lợi dụng dự án điện gió để khai thác titan (27/04)
- Indonesia phát triển điện địa nhiệt: Bài học cho Việt Nam (20/04)
- Bổ sung dự án điện mặt trời Cam Lâm Việt Nam vào Quy hoạch (16/04)
- Thẩm định dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung (12/04)
- Đắk Lắk đề xuất bổ sung thêm các dự án điện mặt trời (10/04)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Trúc Sơn (09/04)
- Chấp thuận đầu tư dự án điện mặt trời Sông Lũy 1 (06/04)
- Khởi công Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định (04/04)
- Chuẩn bị khởi công dự án điện mặt trời Gelex (03/04)
- Khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Bầu Ngứ (02/04)