Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam: Điều gì sẽ đến sau giá FIT?
13:44 | 01/04/2021
Về sự kiện ‘Đại hội năng lượng mặt trời, gió lần thứ 2 tại Việt Nam’
Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu, doanh nghiệp đến từ các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, các tổ chức tài chính của Việt Nam, các nhà phân tích thị trường.
Hội nghị đã giúp các bên tham gia hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam và cũng là diễn đàn để các bên tham gia chia sẻ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác, nắm bắt cơ hội phát triển thị trường năng lượng mặt trời và gió tại Việt Nam.
Sự kiện thu hút sự tập trung cao của các đại biểu bởi các phiên thảo luận bàn tròn cùng với sự tham gia sôi nổi của các diễn giả đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau hoạt động trong lĩnh năng lượng tái tạo, các phiên thảo luận tập trung vào các chủ đề chính như:
1/ Thị trường năng lượng mặt trời trong năm 2020 và dự đoán trong tương lai tới.
2/ Điều gì sẽ đến sau giá FIT?
3/ Các mẫu hợp đồng khung DBO cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng gió, đấu giá và công tác triển khai tại Việt Nam.
4/ Khả năng vay vốn ngân hàng của RTS hộ gia đình và thương mại với PPA doanh nghiệp theo các ưu đãi hiện hành và cách đối mặt với một thị trường thống trị đấu giá thuần túy trong tương lai mà không cần trợ cấp…
Hầu hết các diễn giả vẫn lạc quan nhận định thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển kể cả có sự biến động thay đổi điều chỉnh về giá FIT. Nhưng nếu các nhà đầu tư, các nhà cung cấp thiết bị chịu ngồi lại xem xét, bàn bạc để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp.
Ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo.
Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo chia sẻ: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực. Trong những năm gần đây, thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam phát triển nhanh chóng.
"Chúng ta đều đã chứng kiến sự bùng nổ về các dự án phát điện bằng năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Trong năm 2020, hệ thống điện lắp đặt PV của Việt Nam đạt 13.437 GW (mặt đất + mái nhà), lắp đặt hơn 101.939 hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lắp đặt hơn 9,3 GW vào năm 2020, trong đó, công suất điện gió tích lũy đến cuối năm 2020 là 472 MW" - Ông Hùng nhấn mạnh.
Công suất điện mặt trời lắp đặt của Việt Nam đã đạt con số 19,400 GW, ghi tên Việt Nam trong danh sách 3 thị trường điện mặt trời lớn nhất thế giới. Đây là một kỷ lục đáng ghi nhận.
Theo các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, từ nay đến 2030, Việt Nam cần đầu tư khoảng 10 tỷ USD hằng năm để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện lực. Đối với yêu cầu gọi vốn cao như vậy, Chính phủ cho phép doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn các công ty năng lượng ở Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn các hình thức đầu tư đã được chấp thuận (ví dụ như 100% vốn nước ngoài, mô hình PPP - hợp tác công tư), v.v...
Theo dự báo, tình trạng thiếu điện ở Việt Nam sẽ tăng dần trong giai đoạn 2021 - 2024. Ước tính, sẽ thiếu khoảng 400 triệu kWh điện vào năm 2021 và mức cao nhất sẽ là 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Tình trạng thiếu hụt này dự kiến sẽ giảm bớt vào năm 2024 và xuống còn 11 tỷ kWh.
Để giảm nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021 - 2025, một trong những giải pháp của Chính phủ Việt Nam là tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Nhờ tiến độ xây dựng nhanh và thời gian xây dựng ngắn của các nhà máy điện năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư xây dựng một số lượng lớn các nhà máy điện vào năm 2021.
Một số hình ảnh sự kiện:
Bà Jessica By, Giám đốc Công ty Energy Box (đơn vị tổ chức hội nghị) tặng hoa cảm ơn ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo.
Lễ trao Chứng nhận Nhà sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời hàng đầu thế giới của năm 2020 cho các đơn vị: Trinasolar,GOODWE,Risen solar ,JA SOLAR,TALESUN, AE SOLAR.
LÊ MỸ.