RSS Feed for Phương án khảo sát chi tiết dự án ThangLong Wind | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 15:25
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Phương án khảo sát chi tiết dự án ThangLong Wind

 - Lễ công bố Giấy phép khảo sát dự án ThangLong Wind - dự án điện gió khu vực ngoài khơi Mũi Kê Gà (Bình Thuận) vừa được Tập đoàn Enterprize Energy tổ chức tại Ninh Thuận. Theo đó, diện tích thực hiện khảo sát khoảng 2.800 km2, trong đó khu vực dự án là 2.000 km2 và khu vực cáp điện ngầm truyền tải về bờ là 800 km2.

Công bố giấy phép khảo sát dự án ThangLong Wind
Tạo đột phá từ điện gió ngoài khơi Kê Gà

Cụ thể, phương án khảo sát chi tiết dự án ThangLong Wind, bao gồm các nội dung:

Khảo sát và thu thập số liệu gió: Liên tục trong 12 tháng. Dữ liệu đo gió sẽ được thu thập từ cột khí tượng trên đảo Phú Quý và thiết bị đo gió lắp trên các giàn khoan khai thác dầu lân cận vùng dự án điện gió, thiết bị phao nổi đo gió.

Thông số quan sát: Hướng, tốc độ gió. Độ cao đo gió lên tới 200m so với mực nước biển. Các tham số quan sát được ghi tự động liên tục, các giá trị tối đa/ tối thiểu phải được ghi lại trong quá trình quan sát.

Khảo sát sự di trú các loài chim biển, động vật có vú, các loại sinh vật biển lớn. Khảo sát trên không: Sử dụng máy bay để tiến hành chụp và ghi nhận hình ảnh không gian thuộc phạm vi dự án ở độ cao từ 243 - 609m. Thời gian khảo sát trên không thực hiện trong 4 mùa, tối thiểu mỗi lần thực hiện khảo sát từ 1 - 3 ngày, mỗi ngày tối thiểu từ 5 - 10 giờ.

Khảo sát địa vật lý: Thực hiện trong khu vực khảo sát tuyến cáp điện truyền tải vào bờ và khu vực phát triển điện gió ngoài khơi, bao gồm đo độ sâu đáy biển, khảo sát địa hình đáy biển, đo địa chấn nông và khảo sát từ tính.

Khảo sát địa chất công trình: Tiến hành khoan, lấy mẫu, thực hiện thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong bờ với một số lượng hạn chế các lỗ khoan (tối đa là 6 lỗ khoan) trong các khu vực phát triển điện gió (độ sâu lỗ khoan lên đến khoảng 80m dưới đáy biển) để đánh giá điều kiện địa chất đáy biển.

Nghiên cứu và khảo sát môi trường (Khảo sát dưới nước, khảo sát sinh thái biển…).

Cánh đồng gió ngoài khơi dự kiến sẽ được đầu tư xây dựng tại khu vực ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận (mũi Kê Gà) khoảng 20km tới 50km, tốc độ gió bình quân 9,5m/s.

Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch tập đoàn Enterprize Energy, giai đoạn I của dự án ThangLong Wind sẽ được hòa lưới điện vào cuối 2022, đầu 2023 với công suất 600 MW, 64 cột gió. 

Giai đoạn phát triển tiếp theo ThangLong Wind II, ThangLong Wind III, ThangLong Wind IV, ThangLong Wind V lần lượt đưa vào khai thác từ 2023-2026 với công suất mỗi giai đoạn 600 MW.

Giai đoạn phát triển cuối là Thăng Long Wind VI với công suất 400 MW. Tổng công suất của dự án đạt khoảng 3.400MW.

Vốn đầu tư được thu xếp cho toàn bộ dự án 3.400MW tương ứng khoảng 11,9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư cho kết nối vào hệ thống điện quốc gia.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động