RSS Feed for Đóng điện thành công đường dây 500kV đầu tiên ‘do tư nhân đầu tư’ | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 06:10
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Đóng điện thành công đường dây 500kV đầu tiên ‘do tư nhân đầu tư’

 - Chiều ngày 29/9/2020, tại thôn Quán Thẻ, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) thực hiện đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220 - 500kV - Dự án Trạm biến áp và Đường dây 220 - 500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW. Đây là đường dây truyền tải điện 500 kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng ở Việt Nam.


Nhận định bước đầu về định hướng phát triển điện tái tạo Trung Nam


Đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500 kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng đã đóng điện thành công.


 

Trạm biến áp có  2 máy biến áp 500 kV/900 MVA do SIEMENS - hãng thiết bị điện đứng đầu thế giới đến từ Đức thiết kế và sản xuất. Hai máy biến áp công suất tổng 1.800 MVA có đủ khả năng thực hiện cung ứng điện cho 2 tỉnh, thành phố. Máy biến áp công suất 900 MVA là gam công suất lớn nhất hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Đây là các thiết bị quan trọng nhất của dự án, đóng vai trò như “trái tim” của các dự án điện năng lượng tái tạo khi thực hiện nhiệm vụ tăng - giảm điện thế nhằm đảm bảo phù hợp nhu cầu tiêu thụ điện. Trong khi đó, đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV dài hơn 17 km kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
 


Thông số kỹ thuật của máy biến áp 500 kV/900MVA:


Dự án trạm biến áp và đường dây 220 - 500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW, ngoài việc khai thác hơn 1 tỷ kWh - tương đương 1 GWh điện từ nguồn năng lượng tái tạo (năm đầu tiên là 1,2 tỷ kWh), sẽ góp phần quan trọng khi giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và Duyên hải Nam Trung bộ. 

 Thi công trên địa hình hiểm trở.


Sau 4,5 tháng (tính từ ngày khởi công xây dựng - giữa tháng 5/2020), với sự nỗ lực cao độ, lao động xuyên đêm của chủ đầu tư, cùng các lực lượng tư vấn và các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị... đến nay, ngoài trạm biến áp và đường truyền tải 500 kV đã hoàn tất, các hạng mục nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW cũng đã hoàn thành lắp đặt, hoàn thiện các thử nghiệm kỹ thuật.

Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng Trạm biến áp và Đường dây 220 - 500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW có một số ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhất: Góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 115 của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng Tái tạo của Quốc gia.

Thứ hai: Đóng góp quan trọng trong việc giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận tránh tình trạng giảm phát gây thiệt hại cho các nhà máy hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh trong việc cam kết với các nhà đầu tư và góp phần giải quyết tình trạng cả nước thiếu điện nhưng năng lượng tái tạo lại đang giảm phát.

Thứ ba: Bổ sung hơn 1 tỷ KWh điện mỗi năm vào hệ thống, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo thay thế các nguồn điện không tái tạo khác đặc biệt là bảo vệ môi trường.

Thứ tư: Quán triệt Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, tư nhân tham gia phát triển nguồn và xây dựng hạ tầng truyền tải.

Có thể khẳng định rằng, dự án Trạm biến áp và Đường dây 220 - 500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW là một dự án cấp thiết chiến lược phục vụ phát triển hệ thống truyền tải điện của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, khu vực Duyên hải miền Trung nói chung và xa hơn là toàn bộ hạ tầng truyền tải điện quốc gia.

Theo nhìn nhận của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Đây có thể coi là bước khởi đầu tốt đẹp của Trungnam Group trong việc tiên phong “xã hội hóa đầu tư lưới điện” ở Việt Nam trong tương lai tới. Bởi  sau Trungnam Group, hiện đã có một vài nhà đầu tư tư nhân khác đề xuất đầu tư lưới truyền tải để giải tỏa năng lượng từ nguồn điện tái tạo của mình đến điểm tiếp nhận của lưới truyền tải quốc gia.

Kỳ vọng rằng, khi tới đây Luật Điện lực được điều chỉnh, hành lang pháp lý được rõ ràng, Dự án truyền tải này là ví dụ điển hình để nhân rộng cho sự đóng góp, chia sẻ gánh nặng đầu tư hạ tầng lưới điện của các nguồn lực xã hội đối với Nhà nước.

 

Một số hình ảnh ấn tượng:

Trên công trường, trước ngày về đích.

Trước giờ đóng điện.


Niềm vui của chủ đầu tư Trungnam Group và các chuyên gia, nhà thầu… trong thời khắc đóng điện thành công.

 

 

 


Trạm 500 kV của Trungnam Group.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động