RSS Feed for Chính phủ ban hành quy định về an toàn điện | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 24/12/2024 19:57
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Chính phủ ban hành quy định về an toàn điện

 - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện.

>> Đẩy nhanh lộ trình phát triển lưới điện thông minh

Theo Quy định, việc thiết kế, chế tạo thiết bị, công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu: an toàn về điện; an toàn về xây dựng; an toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp; an toàn về phòng chống cháy nổ; các quy định về bảo vệ môi trường. 

Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phải có chứng chỉ chất lượng, hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.

Nghiêm cấm chộm cắp, hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ...

Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó. Đây là trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp được quy định tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, ngày 26/2/2014 của Chính phủ.

Đơn vị quản lý vận hành cũng phải kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định; không vận hành quá tải đối với đường dây phía trên nhà ở, công trình xây dựng.

Đồng thời, thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên theo định kỳ 6 tháng, hàng năm; đối với tai nạn điện còn phải thực hiện chế độ báo cáo nhanh đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra;

Người quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện…

Nghị định cũng quy định trách nhiệm bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Cụ thể, khi phát hiện lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp, UBND các cấp, công an, lực lượng vũ trang trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình.

Căn cứ tình hình ở từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Nghị định số: 14/2014/NĐ-CP, ngày 26/2/2014.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Lúa gạo của bà Yingluck thành "quả đắng"
Tay chơi nghiệp dư trong cục diện châu Á-Thái Bình Dương
Nga sẽ mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh?
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động