RSS Feed for Ký hợp đồng chế tạo kết cấu thép dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 10:14
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ký hợp đồng chế tạo kết cấu thép dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn

 - Tại Hà Nội, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã ký hợp đồng gói thầu chế tạo 10.000 tấn kết cấu thép cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, với tổng thầu JGCS Consortium (gồm các Công ty JGC, GS, Chiyoda, SK E&C và Technip) trị giá gần 400 tỷ đồng.

>> Khởi công dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn
>> Xác định lại các sản phẩm cơ khí trọng điểm cần hỗ trợ
>> Sản phẩm mang thương hiệu Lilama vươn tầm quốc tế
>> Thương hiệu Lilama trên các công trình năng lượng

Lễ ký kết

Trước đó, liên danh nhà thầu TKK (Nhật Bản) và Lilama đã nhận được thông báo trúng thầu từ Tổng thầu JGCS Consortium cho gói thầu EPC bồn bể của dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, với tổng giá trị gói thầu là 1.500 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần việc lắp đặt Lilama trúng thầu là 480 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, Tổng thầu JGCS Consortium và Lilama sẽ tiếp tục ký hợp đồng cho các gói thầu: chế tạo và lắp đặt ống, lắp đặt kết cấu thép, thiết bị; lắp đặt đường ống ngầm - đường ống nước làm mát và dẫn nước biển với tổng giá trị khoảng 2.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Lilama được Tổng thầu JGCS Consortium mời tham gia trong các gói thầu: lắp đặt hệ thống điện - điều khiển (E&I), lắp đặt bảo ôn cho Nhà máy. 

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng ngày 23/10/2013, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, có công suất lọc dầu dự kiến đạt 200.000 thùng/ngày (tương đương với 10 triệu tấn/năm).

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, trong đó vốn của các nhà đầu tư là xấp xỉ 4 tỷ USD, vốn vay dự kiến gần 5 tỷ USD từ JBIC, IFC, NEXI, KEXIM và các tổ hợp ngân hàng trong nước và quốc tế (còn lại là vốn tự có của chủ đầu tư).

Nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Cô - Oét (KEC). Các sản phẩm chính của Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là: khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95), dầu diesel (cao cấp, thường), dầu hỏa/nhiên liệu phản lực, nhựa polypropylene, para-xylene, benzene và lưu huỳnh.

Các bên tham gia góp vốn của dự án gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) 25,1%; Công ty Dầu khí quốc tế Cô - Oét (KPI/KPE) 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1% và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được thành lập bởi các nhà đầu tư theo hợp đồng liên doanh ký ngày 7/4/2008 và giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 14/4/2008.

Liên doanh nhà thầu EPC do Công ty JGC Corporation (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác, bao gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp) và Technip Geoproduction (Malaysia).

Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ triển khai xây dựng theo hình thức EPC, chìa khóa trao tay. Dự kiến, LH LHDNS sẽ hoàn thành công tác xây dựng (hoàn thiện cơ khí - MC) vào quý IV-2016 và đi vào vận hành thương mại vào năm 2017.

Thời gian thiết kế, mua sắm, xây dựng đến hoàn thành cơ khí là 40 tháng, kể từ ngày bắt đầu triển khai hợp đồng. Thời gian hỗ trợ chạy thử 8 tháng kể từ khi hoàn thành cơ khí.

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có vai trò quan trọng mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng gia tăng do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách nhanh chóng của quốc gia. Việc xây dựng và vận hành dự án sẽ là một bước tiến quan trọng nhằm từng bước tiến tới việc tự cung, tự cấp các sản phẩm lọc dầu và đảm bảo các nguồn cung năng lượng.

NangluongVietnam.vn

SỰ KIỆN BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Đâu là sự khác biệt giữa Crimea và Kosovo?
"Canh bạc" toàn cầu của Hoa Kỳ đang thu nhỏ
Người Nga đang nghĩ gì về Tổng thống Putin?
Nguồn gốc của "căn bệnh Thái Lan"
Campuchia trước chính sách nước đôi của Trung Quốc
Chủ tịch Kim Jong-Un qua lời kể của người "vú em"
Kịch bản về một cuộc chiến khủng khiếp nhất trong lịch sử

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động