Những vụ mất điện lớn nhất thế giới
10:20 | 23/05/2013
>> Ngành năng lượng Ấn Độ chọn hướng đi nào sau sự cố mất điện?
>> An ninh năng lượng châu Á đang bị đe dọa?
>> Chính sách hướng đông của ngành năng lượng Nga nhằm mục đích gì?
>> 7 vấn đề nổi cộm của ngành năng lượng thế giới 2012
Hơn nửa dân số Ấn Độ phải sống trong cảnh tối tăm do mất điện
Ấn Độ (ngày 31/7/2012)
Mạng lưới điện quốc gia của Ấn Độ tiếp tục gặp sự cố và chỉ một ngày sau vụ mất điện trên diện rộng đã khiến cuộc sống của 300 triệu người dân Ấn Độ bị đảo lộn. Vụ mất điện ngày 31/7 được cho là “lớn nhất thế giới” khi ảnh hưởng đến hơn 620 triệu người.
Giao thông tê liệt vì sự cố mất điện ở Ấn Độ hôm 31/7/2012
Indonesia (Ngày 20/8/2005)
Số người bị ảnh hưởng: 120 triệu
Khi ba nhà máy điện gặp sự cố, đã có 3 tỉnh bao gồm cả thủ đô Jakarta đã bị chìm trong bóng tối. Cháy nổ xảy ra trên khắp thủ đô Indonesia khi người dân quay sang dùng nến để thắp sáng.
Brazil (ngày 12/3/1999)
Số người bị ảnh hưởng: 97 triệu trên khắp Brazil và Paraquay.
Các trạm biến áp bị sét đánh trúng đã khiến 97 triệu trên khắp Brazil và Paraquay bị mất điện. Hai năm sau đó, chính phủ Brazil đã buộc phải “chia phần” năng lượng để đề phòng xảy ra mất điện trong một đợt hạn hán kéo dài trên toàn quốc.
Brazil (ngày 10/11/2009)
Số người bị ảnh hưởng: 60 triệu ở cả Brazil và Paraquay
Mười năm sau khi xảy ra sự cố mất điện lớn nhất của Brazil, đập Itaipu dọc theo biên giới đã bị sập hoàn toàn, gây mất điện đến phần lớn lãnh thổ của cả 2 nước. Tuy nhiên, nhiều người lúc đó cho rằng đợt mất điện này là do hậu quả của tấn công mạng.
Italia (ngày 28/9/2003)
Số người bị ảnh hưởng: 57 triệu người trên khắp Italia
Sự cố mất điện này xảy ra trong đêm diễn ra lễ hội đêm trắng (Nuit Blanche hay White Night) hàng năm ở Rome. Các hoạt động của lễ hội đã phải kết thúc sớm hơn so với dự kiến.
Mỹ (ngày 14/8/2003)
Số người bị ảnh hưởng: 50 triệu người ở New York, Michigan, Ohio của Mỹ và Toronto, Ottawa của Canada
Đợt mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này đã gây thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ USD. Đáng chú ý, sự cố này bắt nguồn khi một đường điện cao thế tại Northern Ohio chạm phải những cây mọc quá cao.
Mỹ (ngày 9/11/1965)
Số bị ảnh hưởng: 30 triệu người tại các bang Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, Rhode Island, Vermont, New York, New Jersey, và Ontario của Canada
Nguyên nhân ban đầu là do bị ngắt đường truyền tải điện gần Ontario, mặc dù tại thời điểm đó, nhiều người cho rằng đó là do các đĩa bay của người ngoài hành tinh (UFO).
Châu Âu (ngày 4/11/2006)
Số người bị ảnh hưởng: 10 triệu trên khắp châu Âu
Khi một đường truyền cao thế được tắt đi để cho một con tàu đi qua sông Elms tại Đức đã gây ra sự cố mất điện này. Pháp, Ý, Áo, Bỉ, và Tây Ban Nha cũng bị ảnh hưởng.
Phía đông bắc Brazil (ngày 4/2/2011)
Số người bị ảnh hưởng: 10 triệu
Việc duy trì nguồn điện dường như không dễ dàng gì với một nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Brazil, nước chủ nhà của World Cup 2014 và Olympics 2016.
CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Hàng chục tỷ USD bí mật vào Triều Tiên như thế nào?
Quan hệ Nga-Nhật và chai rượu mùa nho năm 1855
Quân cảng Cam Ranh: Bí mật địa thế chiến lược quân sự
Chiêu 'miệng hố chiến tranh' của Triều Tiên thất bại
Báo Nga bình luận về chuyến công du của Thủ tướng
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Truyền thông Nga: Việt Nam đàm phán mua tên lửa của Nga?
PHẠM KHÁNH (Infonet)