RSS Feed for Vinacomin: Đã cơ bản thoái vốn khỏi lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ năm 28/03/2024 18:38
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vinacomin: Đã cơ bản thoái vốn khỏi lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành

 - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc Tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đến thời điểm này, Vinacomin đã sắp xếp lại sản xuất theo hướng tập trung vào mũi nhọn chính là khai thác than và khai thác khoáng sản. Những ngành không trực tiếp, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Tập đoàn, sẽ chủ động thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay, cơ bản đã thoái vốn xong, tập trung vào lĩnh vực chính mà Đảng và Chính phủ đã giao.

 

>> Tiêu thụ than: ''Cần bám sát yêu cầu của thị trường''
>> Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinacomin
>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
>> Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia
>> Đánh giá tổng thể bể than Quảng Ninh
 

Nhiệm vụ trọng tâm của Vinacomin trong giai đoạn tới là khai thác than, khai thác bauxite, sản xuất alumin, nhôm, khai thác các loại khoáng sản, luyện kim, sản xuất điện…

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã và đang từng bước phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh đa ngành tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng trên nền công nghiệp than - khoáng sản và từng bước khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 

Trong tình hình hiện nay, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đặt ra cho Tập đoàn những cơ hội phát triển mới và nhiều thách thức. Tái cấu trúc là việc làm cần thiết để Vinacomin khẳng định được mình trên lộ trình phát triển.

Thoái vốn ngoài ngành cơ bản đã xong 

Theo đề án Tái cấu trúc Vinacomin được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có một số sự thay đổi cơ bản về cơ cấu tổ chức của Tập đoàn: số lượng các công ty con sẽ giảm từ 66 xuống còn 30, 10 công ty con có chức năng sản xuất than sẽ chuyển về Công ty mẹ (Vinacomin). Như vậy, bên cạnh những chức năng nhiệm vụ trước đây, sau khi tái cấu trúc, Công ty mẹ sẽ có thêm nhiệm vụ là trực tiếp khai thác than.

Việc thiết lập cơ chế quản lý nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con mà cốt lõi là cơ chế khoán quản chi phí và kế hoạch phối hợp kinh doanh sẽ là điều kiện để Tập đoàn phát triển. Đây là một trong những công cụ quan trọng nhất để Công ty mẹ của Tập đoàn thực hiện quyền chi phối và điều hành, phối hợp kinh doanh nhằm đảm bảo sự hoạt động thống nhất vì mục tiêu chung của toàn Tập đoàn. Đồng thời, đảm bảo phát huy tính năng động, tự chủ, sáng tạo, tự lo, tự chịu trách nhiệm của các công ty thành viên nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, các lợi thế, các tiềm năng tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

Việc Tái cấu trúc Tập đoàn lần này liên quan đến việc sắp xếp lại cấu trúc lao động ở các công ty trực thuộc, số lượng lao động gián tiếp sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, Tập đoàn đã có hướng chỉ đạo việc tuyên truyền, giải thích cho người lao động ở các công ty trực thuộc. 

Ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch HĐTV, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định: “Tập đoàn đã tập trung phổ biến, tuyên truyền về chủ trương tái cơ cấu. Toàn thể cán bộ, người lao động đã nhận thức đúng về chủ trương của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó có sự đồng tình, ủng hộ và phát huy sáng kiến đề xuất các giải pháp hiệu quả tái cơ cấu Tập đoàn, tái cơ cấu doanh nghiệp”.

Cũng theo đề án Tái cấu trúc, Vinacomin nắm giữ 100% vốn điều lệ của 5 công ty con; nắm giữ từ 65 - 75% vốn điều lệ của 9 doanh nghiệp; 11 doanh nghiệp khác Vinacomin nắm giữ từ 50 - 65% vốn điều lệ và có 11 doanh nghiệp nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ, có 2 doanh nghiệp bị giải thể, 1 công ty phá sản, sáp nhập Công ty TNHHMTV Địa chất Việt Bắc - Vinacomin vào Công ty TNHHMTV Địa chất mỏ - Vinacomin. Tiến hành hợp nhất một số Trường Cao đẳng nghề thành trường Cao đẳng nghề Mỏ - Vinacomin. Vinacomin cũng sẽ thoái hết vốn tại 9 doanh nghiệp. 

Trước đây, Vinacomin từng tham gia đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực cảng hàng không, cảng biển, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng và bất động sản với tổng vốn đầu tư không quá 5% vốn chủ sở hữu. Đến nay, việc thoái vốn ở các lĩnh vực này đã cơ bản hoàn thành. 

Ông Lê Minh Chuẩn, Tổng giám đốc Tập đoàn cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn sắp xếp lại sản xuất theo hướng tập trung vào mũi nhọn chính là khai thác than và khai thác khoáng sản. Những ngành không trực tiếp, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của Tập đoàn, sẽ chủ động thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ. Đến nay, cơ bản đã thoái vốn xong, tập trung vào lĩnh vực chính mà Đảng và Chính phủ đã giao”.

Sẽ hạn chế khai thác lộ thiên

Chiến lược phát triển bền vững Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định rõ mục tiêu phát triển Vinacomin theo phương châm: “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh; thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hài hòa với địa phương, cộng đồng; hài hòa với đối tác, bạn hàng”.

Trong thời gian tới, Tập đoàn tập trung các hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác than - khoáng sản đi vào nền nếp, có kế hoạch, đi vào chiều sâu, khắc phục kịp thời nhiều sự cố môi trường cũng như hậu quả ô nhiễm môi trường trong quá khứ để lại, đặc biệt giảm thiểu được đà suy thoái môi trường ở vùng mỏ. 

Ông Bùi Văn Khích, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn chia sẻ: “Đối với quy hoạch, chuyển dần sang hướng hạn chế khai thác lộ thiên, chuyển sang khai thác hầm lò. Giảm dần các cảng than nhỏ lẻ trên Vịnh Hạ Long, đầu tư thêm những cảng hiện đại mà hiện nay tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn đang tập trung cho 6 cảng than lớn. Đồng thời, Tập đoàn đang tập trung đầu tư công nghệ khai thác, vận chuyển”. 

Nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn trong giai đoạn tới là khai thác than, khai thác bauxite, sản xuất alumin, nhôm, khai thác các loại khoáng sản, luyện kim, sản xuất điện… với mức sản lượng cao hơn nhiều so với hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của nền kinh tế. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề và khó khăn.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Triều Tiên không 'võ mồm', chiến tranh là có thực
Châu Á bên bờ vực chiến tranh?
Người Việt giỏi thủy chiến và thạo nghề biển
Người Nga và kịch bản Trung Quốc tấn công Nga

Trung Quốc đổ bộ lên bãi James: Đằng sau những tuyên bố trái chiều?
Đối đầu liên Triều tới “ngưỡng” chiến tranh tổng lực
Nga muốn trở lại Cam Ranh để chặn Trung Quốc?

Nguồn: Vinacomin

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động