RSS Feed for Vì sao quốc tế quan tâm chính sách năng lượng mới của Nhật Bản? | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ hai 23/12/2024 07:26
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Vì sao quốc tế quan tâm chính sách năng lượng mới của Nhật Bản?

 - Nội các mới của tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chuẩn bị công bố chính sách mới về năng lượng vào tháng tới, với những thay đổi quan trọng. Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân sẽ được tái khởi động khi đã được xác nhận an toàn. Đây là động thái đi ngược lại với chính sách hạt nhân của người tiền nhiệm - vì thế câu hỏi “vì sao” được dư luận quốc tế quan tâm?

>> IAEA giúp Việt Nam đánh giá cơ sở hạ tầng điện hạt nhân
>> EU vẫn chọn phát triển năng lượng hạt nhân
>> Nhật Bản chuẩn bị công bố chính sách mới về năng lượng
>> IEA dự báo triển vọng năng lượng hạt nhân đến năm 2035
>> “Bước đột phá” trong công nghệ hạt nhân toàn cầu (Kỳ cuối)
>> Bức tranh toàn cảnh ngành năng lượng hạt nhân năm 2012

 

  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  

Điện hạt nhân vẫn thuộc nhóm năng lượng sạch

Theo các nhà phân tích, ngay từ ngày 1/9/2011, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) bà Maria van der Hoeven đã tuyên bố: “loài người vẫn cần năng lượng nguyên tử bất chấp cuộc khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản và ý định từ bỏ năng lượng hạt nhân của một số nước”.

Vì năng lượng điện hạt nhân, thuộc nhóm năng lượng sạch nên vẫn là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống đang cận kề. Sau sự cố điện hạt nhân ở Nhật Bản, chỉ có bốn nước có ý định từ bỏ điện hạt nhân là Nhật Bản, Đức, Italia và Thụy Sỹ.

Tuy nhiên, với chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe, thì chính sách hạt nhân của Nhật Bản sẽ được xem xét lại. Theo AFP, dẫn lời Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết: “Chúng ta cần xem xét lại chính sách của nội các cũ về việc không cho các nhà máy điện hạt nhân hoạt động đến năm 2030”. Ông còn nhấn mạnh rằng, ông sẵn sàng tiến thẳng vào các nhà máy điện hạt nhân sau khi tái hoạt động và “đã xác nhận an toàn”.

Sự thiếu hụt khó bù đắp

Ngày 5/5/2012, Nhật Bản đã cho lò phản ứng hạt nhân cuối cùng của mình ngừng hoạt động. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1966, đất nước Mặt trời mọc không có điện hạt nhân để sử dụng. Để bù đắp lượng thiếu hụt này, Nhật Bản đã phải tăng lượng nhập khẩu khí đốt và dầu lên 30% so với cùng kì năm trước nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu.

Chỉ sau đó một tháng, Thủ tướng Nhật lúc đó là ông Yoshihiko Noda, đã phải ra lệnh khởi động lại lò phản ứng ở Ohi, do lo ngại thiếu điện trong mùa hè, nhưng kèm theo đó là cam kết sẽ cho ngừng hoạt động trước kì bầu cử vào cuối năm.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng LPD đã nhận được chiến thắng áp đảo. Đây cũng là sự ủng hộ của đa số người dân Nhật Bản đối với chính sách năng lượng hạt nhân của chính phủ mới của ông Shinzo Abe.

Theo ước tính, Nhật Bản là một quốc gia nghèo năng lượng dự trữ tự nhiên, 1/3 nguồn tiêu thụ được cung cấp từ năng lượng hạt nhân kể từ năm 1973. Nhật Bản đã từng đầu tư hàng tỉ USD cho các dự án năng lượng hạt nhân, nhưng thời điểm hiện tại chỉ có hai lò phản ứng đang hoạt động là Ohi 3 và Ohi 4. Sự “lãng phí” này không thể không được cân nhắc khi thiếu hụt năng lượng đang ngày càng gia tăng.

Các lò phản ứng với công nghệ mới

Theo thống kê cho biết, đến trước ngày 11/3/2011 (trận siêu động đất/sóng thần), 30% năng lượng điện của Nhật Bản là do các nhà máy điện hạt nhân sản xuất. Nhưng bắt đầu từ ngày 5/5/2011, khi cả 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản ngừng hoạt động, nguồn cung từ năng lượng hạt nhân đã không còn trên lưới điện quốc gia, tạo nên bước ngoặt lớn trong chính sách năng lượng của đất nước vốn dựa nhiều vào năng lượng hạt nhân này.

Chính phủ tiền nhiệm cũng đã đưa ra các giải pháp mới để thay thế sự thiếu hụt nghiêm trọng này như: Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, tuyết, sinh học, pin nhiên liệu…); tăng thêm nhà máy nhiệt điện và nhập khẩu khí đốt; thông qua Luật và xây dựng kế hoạch năng lượng mới; ban hành chính sách bảo tồn năng lượng…

Tuy nhiên, sau khi thị sát Nhà máy Fukushima 2 (ngày 29/12/2012), Thủ tướng Abe, đã tỏ ý về một sự thay đổi trong chính sách năng lượng. Ông cho rằng, mục tiêu từ bỏ điện hạt nhân sẽ không thành hiện thực chỉ bằng cách mơ tưởng.

Theo các chuyên gia điện hạt nhân thì sau sự cố hạt nhân Nhật Bản, vấn đề an ninh hạt nhân được đặc biệt coi trọng, cả ở khâu quản lý vận hành, thiết kế, lựa chọn công nghệ và nhất là bố trí không gian, địa điểm lắp đặt có tính đến các yếu tố của thảm họa thiên nhiên. Đặc biệt là việc lựa chọn công nghệ thế hệ mới với hệ số an ninh hạt nhân cao hơn so với những dự báo về thảm họa thiên nhiên có thể xảy ra.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ngày 30/12/2012 cũng bày tỏ sẵn sàng xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân mới: “Các lò phản ứng mới sẽ hoàn toàn khác với các lò ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của TEPCO gây ra cuộc khủng hoảng vừa rồi. Chúng tôi sẽ xây dựng chúng với sự chấp thuận của người dân Nhật Bản”. Ông khẳng định: “Tôi sẽ thúc đẩy các chính sách có trách nhiệm”.

Như vậy, sau thảm họa động đất và sóng thần đã buộc Nhật Bản phải đánh giá lại toàn bộ chính sách năng lượng quốc gia, tiến hành điều chỉnh chính sách năng lượng trong điều kiện mới. Tuy nhiên, trong thực tế chính sách năng lượng hạt nhận của chính phủ tiền nhiệm là khó khả thi và gây ra sự lãng phí lớn đối với lượng vốn đã đầu tư vào ngành này.

Vì thế, chính sách mới của thủ tướng Shinzo Abe đã được đa số cử tri Nhật Bản đón nhận và đang được dư luận quốc tế quan tâm.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Việt - Trung: "Những điều không thể không nói ra"
Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Chính phủ

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung
Những bê bối chấn động thế giới năm 2012
Sáu nữ nguyên thủ quốc gia quyền lực nhất hiện nay
Châu Á 2013: Thế 'tứ trụ' đang lung lay
"Tình hình xấu hơn có khi là cơ may cho đất nước"
Năm 2012: Những đợt sóng dồn từ Biển Đông

Nguồn: Nhandan

www.nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động