RSS Feed for Thúc đẩy các ứng dụng mới của lưới điện thông minh tại Việt Nam | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ sáu 19/04/2024 21:06
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Thúc đẩy các ứng dụng mới của lưới điện thông minh tại Việt Nam

 - Ngày 23/2/2022, tại Hà Nội, Hội thảo trực tuyến Future Lab (Phòng thí nghiệm tương lai) đã diễn ra, nhằm đánh giá tình hình và thảo luận cơ hội phát triển ứng dụng của hạ tầng sạc xe điện, hệ thống lưu trữ điện năng phân tán phía sau công tơ và nền tảng công nghệ chuỗi khối trong việc cung cấp dịch vụ cho lưới điện tại Việt Nam - đây là những chủ đề mới nổi trong thời gian qua và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Kinh nghiệm lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước ASEAN Kinh nghiệm lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước ASEAN

Bài viết đề cập 10 câu hỏi khi lập quy hoạch lưới điện thông minh cho các nước Đông Nam Á theo tư vấn của Thủ trưởng các công ty điện lực ASEAN (HAPUA), ASEAN-RESP, GIZ và Siemens AG (Đức) nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ lưới điện thông minh (SG) trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngày càng sôi động như hiện nay tại khu vực ASEAN.

Những công nghệ nào có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng? Những công nghệ nào có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng?

Quá trình chuyển đổi năng lượng là con đường hướng tới sự chuyển đổi ngành năng lượng từ nguồn gốc hóa thạch sang hệ thống năng lượng sạch, không carbon để hạn chế sự biến đổi khí hậu. Việc tăng cường sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo, cũng như sử dụng các công nghệ thông minh, hiệu quả trong sử dụng, truyền tải và phân phối điện đều là các giải pháp hữu hiệu phục vụ cho mục tiêu này. Hãy cùng chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam xem xét một số công nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng dưới đây.


Thúc đẩy các ứng dụng mới của lưới điện thông minh tại Việt Nam
Hội thảo trực tuyến Future Lab.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Markus Bissel - Giám đốc Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) của GIZ - nói: ‘Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ có thể phát huy vai trò tốt hơn khi được kết hợp với hệ thống pin tích trữ điện năng tại chỗ quy mô nhỏ. Trong khi đó, toàn cầu có xu hướng từng bước dừng việc sản xuất xe động cơ đốt trong và thay thế bằng xe điện. Không nằm ngoài xu thế, xe điện hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều trên các con đường tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.’

Ông Markus chia sẻ thêm: ‘Do vậy, cần có nghiên cứu về lợi ích của hệ thống pin tích trữ trong xe điện, hạ tầng sạc điện với sự hỗ trợ của công nghệ chuỗi khối, nhằm đảm bảo độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện. Trong bối cảnh đó, hội thảo Future Lab được tổ chức để tạo cơ hội cho các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận về các rào cản, thách thức tại Việt Nam cũng như các giải pháp của các nước khác, nhờ đó sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững hệ thống điện.’

Điểm đặc biệt của hội thảo này là xen kẽ các bài trình bày của các chuyên gia, các đại biểu đã tham dự phần thảo luận nhóm nhỏ (8 người/nhóm). Sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc nhóm trực tuyến sinh động, các đại biểu đã có các phiên thảo luận sôi nổi về cơ hội, thách thức và đưa ra các giải pháp chính sách, kỹ thuật và tài chính nhằm ứng dụng các công nghệ được trình bày tại hội thảo này tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Đào Công Quyết - đại diện Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam đã có những chia sẻ về xe điện hóa và xu hướng phát triển tại Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất và khuyến nghị lộ trình và chính sách cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đức Tuyên - Viện điện, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trình bày ứng dụng của xe điện trong việc cung cấp dịch vụ cho lưới điện ở lưới phân phối.

Tiếp đó, hội thảo thảo luận hai chủ đề chính:

1/ Ứng dụng của ‘xe điện và trạm sạc điện thông minh’ và ‘Hệ thống lưu trữ điện năng phía sau công tơ’ trong việc cung cấp các dịch vụ cho lưới điện.

2/ Ứng dụng của nền tảng công nghệ chuỗi khối cho các vấn đề trên.

Với mỗi chủ đề, các chuyên gia quốc tế đã có hai bài trình bày với cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau, nhằm đưa ra các thông tin về sự khác nhau giữa hai mô hình ứng dụng, để từ đó các đại biểu có căn cứ để thảo luận các ứng dụng phù hợp nhất cho trường hợp Việt Nam.

Trong đó, TS. Shahab Qureshi đến từ Úc đã trình bày về ‘Ứng dụng hệ thống tích trữ điện năng phía sau công tơ trong việc cung cấp dịch vụ cho lưới điện'. Bà Erica Schandorff Arberg - chuyên gia của công ty Energinet đã chia sẻ kinh nghiệm của Đan Mạch về ứng dụng điều chỉnh phụ tải và xe điện trong việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tăng tính linh hoạt cho hệ thống.

Ông Mark Stefen từ Viện Công nghệ Áo cũng chia sẻ về các dự án chuỗi khối và lưới điện, giúp kích hoạt tính linh hoạt cho phân phối lưới điện, và TS. Thomas Brenner từ công ty OLI Systems, Đức đã trình bày về ứng dụng của công nghệ chuỗi khối trong thực hiện sạc thông minh cho xe điện.

Hội thảo do Cục Điều tiết Điện lực thuộc Bộ Công Thương, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) đồng tổ chức.

Future Lab là sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) - dự án do Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương và Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện, và được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ.

Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, Tổ chức GIZ - dưới sự uỷ nhiệm của Chính phủ Đức đã thực hiện dự án SGREEE từ năm 2017. Trong khuôn khổ dự án, “Trung tâm Chia sẻ Kiến thức” http://smart-grid.vn/ đã được tạo lập. Đây là nền tảng mở đầu tiên của Việt Nam để chia sẻ các ý tưởng và giải pháp, sự phát triển và các tài liệu chính thức, kinh nghiệm liên quan đến ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh tại Việt Nam./.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động