RSS Feed for Tập đoàn BP và Bộ Công Thương thảo luận về dự án Nhiệt điện LNG Công Thanh | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Chủ nhật 19/01/2025 19:35
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tập đoàn BP và Bộ Công Thương thảo luận về dự án Nhiệt điện LNG Công Thanh

 - Tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long vừa có buổi làm việc với ông Christopher Bramley - Giám đốc cấp cao về Cơ sở hạ tầng, Tiếp cận thị trường (Khối Giao dịch, Vận chuyển) của Tập đoàn BP thảo luận về vai trò của việc tham gia của BP trong một số dự án năng lượng tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc có đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo, Vụ Dầu khí và Than.
Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam Tính toán, dự báo tác động của giá nhiên liệu than, khí, LNG đến cơ cấu giá điện Việt Nam

Trong bài báo này, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam cung cấp thông tin cập nhật gần đây về giá nhiên liệu (than, khí, LNG) cho phát điện (bao gồm giá trong nước và thị trường quốc tế); đồng thời sử dụng phương pháp tính thông dụng hiện nay để xác định ước tính giá thành bình quân cho các nguồn nhiệt điện truyền thống tại Việt Nam. Đó là phương pháp tính “chi phí quy dẫn” (Levelised Cost of Electricity - LCOE). Các tính toán LCOE với điện than, chúng tôi chỉ xét tới công nghệ phổ biến hiện nay - lò hơi siêu tới hạn (SC), với giá nhiên liệu than khai thác trong nước và nhập khẩu. Còn với điện khí, là công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp đang chiếm tỷ trọng lớn trong công suất các nhà máy hiện hữu, cũng như đang xây dựng và sẽ đầu tư phát triển ở Việt Nam. Về giá nhiên liệu khí, được tính toán từ các mỏ: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sao Vàng Đại Nguyệt, PM3-CAA, Cái Nước 46 (khu vực chồng lấn với Malaysia), Lô B, Cá Voi Xanh... và các dự báo về giá LNG nhập khẩu.

Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị Phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển điện LNG của Việt Nam và các khuyến nghị

Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ phân tích chiến lược (SWOT) trong phát triển ngành điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) ở Việt Nam: (1) Điểm mạnh - (2) điểm yếu - (3) cơ hội - (4) rủi ro, thách thức - (5) một số khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng điện LNG trong Quy hoạch điện VIII.

BP là một Tập đoàn năng lượng tích hợp toàn cầu của Vương quốc Anh, cam kết mạnh mẽ các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và hiện diện lâu dài tại Việt Nam. BP cam kết hỗ trợ các mục tiêu chuyển dịch năng lượng, tăng trưởng xanh và trung hòa các-bon của Việt Nam.

BP và Bộ Công Thương thảo luận về dự án Nhiệt điện LNG Công Thanh
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Tập đoàn BP (ngày 17/12/2024 tại Hà Nội).

Tại buổi làm việc, đại diện BP đã trình bày về quan tâm tham gia các dự án năng lượng tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là dự án chuyển đổi nhiên liệu (từ than sang LNG) Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Trả lời quan tâm của BP, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã trao đổi về một số quy trình thẩm định dự án LNG và các yêu cầu đối với nhà đầu tư. Theo đó, Thứ trưởng đề nghị liên danh các nhà đầu tư phải có kế hoạch cụ thể, cam kết về tiến độ triển khai dự án, làm cơ sở để Bộ Công Thương, các cấp thẩm quyền thẩm định và có thể phê duyệt đưa dự án vào Kế hoạch triển khai của Quy hoạch điện VIII.

Đại diện BP đã trình bày về kế hoạch xây dựng, triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Công Thanh trên cơ sở hạ tầng đất đai sẵn có tại Nghi Sơn, Thanh Hóa. Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đầu tư, xây dựng kho cảng LNG quy mô lớn để tăng tính linh hoạt và hạ giá thành đầu ra.

Cuối buổi làm việc, đại diện BP tái khẳng định cam kết đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng, tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong thời gian tới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động