RSS Feed for Tạo bước phát triển đột phá cho Vinacomin | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ bảy 23/11/2024 05:48
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tạo bước phát triển đột phá cho Vinacomin

 - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động sâu sắc đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam - Vinacomin, mô hình doanh nghiệp chú trọng đầu tư để phát triển bề rộng không còn phù hợp mà cần phải tập trung phát triển chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với riêng Vinacomin trong tiến trình xây dựng Đề án tái cơ cấu.

>> Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn than
>> Bãi bỏ quy định cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương
>> Thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia
>> Đánh giá tổng thể bể than Quảng Ninh
>> Sẽ điều chỉnh một số nội dung kỹ thuật trong Đề án thăm dò than

 

Với vai trò cung ứng gần như toàn bộ than cho các ngành của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng miền… về cơ bản trong những năm qua Vinacomin đã làm tốt vai trò này. Sau 17 năm hoạt động, TKV trước đây và Vinacomin hiện nay, đã từng bước hình thành, tạo lập mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và chiến lược phát triển phù hợp với đặc thù của ngành than khoáng sản.

Vinacomin đã thiết lập cơ chế quản lý nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và mô hình kinh doanh đa ngành trên nền than - khoáng sản, cốt lõi là cơ chế quản chi phí, kế hoạch phối hợp kinh doanh, chiến lược phát triển chung, các quỹ tập trung và vận hành thị trường nội bộ.

Đồng thời, Vinacomin xây dựng và từng bước phát triển, mở rộng mô hình kinh doanh đa ngành tạo ra các chuỗi sản phẩm và giá trị gia tăng trên nền công nghiệp than - khoáng sản. Nhờ vậy, quy mô doanh thu không ngừng tăng nhanh và cơ cấu doanh thu cũng chuyển dịch theo hướng nói trên. Bên cạnh đó, Vinacomin đã không ngừng đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, coi đây là nền tảng quan trọng nhất để nâng cao sản lượng, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là trong khai thác than.

Nhờ mô hình tổ chức, chiến lược phát triển cùng với cơ chế quản lý phù hợp, Tập đoàn đã mau chóng phát huy hiệu quả, giải phóng năng lực sản xuất sẵn có, đồng thời phát triển các năng lực sản xuất mới, đưa ngành than - khoáng sản nước ta từng bước phát triển.

Cụ thể, sản lượng than đã tăng từ 6 triệu tấn năm 1994 (trước khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam) lên 45 triệu tấn năm 2011, tăng 7,5 lần. Từ năm 1995 đến 2011, tổng doanh thu đã tăng từ 2.448 tỷ đồng lên 109.333 tỷ đồng, tăng 44,7 lần, đặc biệt doanh thu ngoài than tăng từ 514 tỷ đồng lên 65.257 tỷ đồng, tăng 130 lần; Cơ cấu doanh thu than: ngoài than tương ứng là 79,6 %: 20,4% năm 1995 và 59,7%: 40,3% năm 2011. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 40 tỷ đồng năm 1995 lên 8.632 tỷ đồng năm 2011, tương ứng nộp ngân sách nhà nước tăng từ 102 tỷ đồng lên 16.605 tỷ đồng năm 2011. Vốn chủ sở hữu tăng từ 751 tỷ đồng năm 1995 lên 31.040 tỷ đồng năm 2011; tương ứng tổng tài sản tăng từ 2.354 tỷ đồng lên 103.423 tỷ đồng.

Những thành tựu mang lại từ việc đổi mới, cải cách doanh nghiệp tại Vinacomin trong những năm qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, so với thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp lớn hơn vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh hiện nay thì yêu cầu tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn là hết sức cấp thiết và phù hợp với xu thế của thời đại.

Một số nội dung trọng tâm của Đề án tái cơ cấu

Bên cạnh việc bám sát các nội dung quy định tại Quyết định 929/QĐ-TTg, ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án tái cơ cấu của Vinacomin cũng đã thể hiện được tính khoa học, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.

Thứ nhất, Đề án đã đánh giá khách khách quan về thực trạng của Tập đoàn, bao gồm các lĩnh vực như: tài nguyên, vốn và tài sản, nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành những bất cập trong bảo vệ môi trường, đổi mới kỹ thuật… Cụ thể như:

Về tài nguyên, Tập đoàn được Nhà nước giao cho quản lý tài nguyên than, sắt, bôxít, đồng, chì, kẽm… nhưng mức độ thăm dò còn thấp, việc cấp phép thăm dò khai thác còn nhiều vướng mắc, nên tiến độ thăm dò chậm, ảnh hưởng đến việc quy hoạch và phát triển ngành cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về vốn và tài sản, đến cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn là 31.040 tỷ đồng. Số vốn này đảm bảo cho Tập đoàn có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thấp hơn 3 lần theo quy định. Tuy nhiên, hệ số nợ này phân bổ không đều ở các ngành sản xuất đặc biệt hệ số nợ trong ngành sản xuất điện tương đối cao, quy mô vốn còn nhỏ so với nhu cầu cần thiết đầu tư phát triển trong thời gian tới. (theo kế hoạch thì bình quân Vinacomin đầu tư từ 30.000 - 40.000 tỷ đồng/năm).

Về nguồn nhân lực, tính đến cuối năm 2011, Tập đoàn có trên 136 ngàn lao động, trong đó ngành khai thác mỏ là 98 ngàn người, ngành công nghiệp chế biến là 20 ngàn người, còn lại là lao động trong các ngành khác… nói chung nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ tương đối cao (100% cán bộ Tập đoàn có trình độ đại học trở lên), đội ngũ công nhân có tuổi đời trẻ... Tuy nhiên, hiện Vinacomin vẫn thiếu đội ngũ công nhân lành nghề chất lượng cao thuộc các ngành luyện kim, cơ khí, chế biến khoáng.

Về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành, Đề án đã đánh giá được toàn bộ các mặt hoạt động của Tập đoàn như: chức năng công việc và lĩnh vực kinh doanh, chức năng đại diện chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức sản xuất, cơ chế điều hành, ngành nghề kinh doanh, huy động vốn, đầu tư phát triển, trả lương, phân phối thu nhập, an toàn bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thông tin, quản trị rủi ro sản xuất...

Thứ hai, Đề án đã căn cứ vào tình hình thực trạng của Tập đoàn; Căn cứ quy hoạch phát triển ngành than, bôxít và các loại khoáng sản; Căn cứ vào Chiến lược phát triển của Vinacomin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công Thương quy định; Căn cứ vào kế hoạch 5 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đưa ra các mục tiêu giải pháp cho Tập đoàn giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020. Cụ thể:

Về mục tiêu: Tiếp tục là nhà sản xuất, cung ứng than chính cho nền kinh tế; phấn đấu trở thành nhà sản xuất cung ứng các khoáng sản khác như: đồng, chì, kẽm, bôxít… có khối lượng lớn có thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành đơn vị sản xuất điện lớn trong nước, sản xuất cung ứng thuốc nổ công nghiệp, chế tạo thiết bị máy mỏ…

Qua 17 năm phát triển (từ mô hình Tổng công ty 91 đến mô hình Tập đoàn) TKV đã có hơn 10 lần tái cơ cấu - tổ chức lại sản xuất ở các cấp độ, quy mô khác nhau nhưng hiệu quả SXKD vẫn chưa tương xứng, chi phí sản xuất còn cao, lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khoáng sản... Vì vậy, vấn đề đặt ra với TKV là cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu theo chiều sâu trong bối cảnh hiện nay

Về định hướng đổi mới: Đề án đã nêu được định hướng tái cơ cấu lại tất cả các khâu như tái cơ cấu lại các khâu của sản xuất than như: tăng sản lượng khai thác hầm lò, phát huy tối đa lợi thế khai thác lộ thiên, đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sàng tuyển để tăng chất lượng than. Định hướng lại việc phát triển cơ khí theo hướng hiện đại hóa cơ khí sản xuất, đẩy mạnh cơ khí chế tạo, tăng cường chuyên môn hóa kết hợp với hiện đại hóa. Hoàn thiện, củng cố lại bộ máy điều hành, đổi mới cơ chế quản trị tài nguyên khoáng sản, tư vấn khoa học công nghệ, công tác bảo vệ môi trường, an toàn bảo hộ lao động, quản trị rủi ro, đổi mới tài cơ cấu nguồn nhân lực, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý tài chính, đổi mới sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh, sự nghiệp, dịch vụ trong Tập đoàn theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trực thuộc Tập đoàn.

Một số kiến nghị

Thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, nâng tỷ lệ thu hồi than trong khai thác hầm lò, nâng cao phẩm cấp, chất lượng than, tận thu than; Khai thác than, khoáng sản phải gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Rà soát, sàng lọc lại các dự án đầu tư: Chỉ tiếp tục đầu tư đối với các dự án có hiệu quả, phù hợp với công nghệ hiện tại. Đối với các dự án đòi hỏi công nghệ cao, tỷ lệ thu hồi than thấp, giá thành sản xuất cao thì tạm dừng để sau này có đủ điều kiện thì tiến hành đầu tư nhằm tiết kiệm tài nguyên, tiền vốn.

Tiến hành thí điểm, tiến tới thực hiện xã hội hóa một số khâu trong đầu tư, sản xuất than, khoáng sản như: Đầu tư bóc đất, đào lò, vận chuyển đất đá, vận chuyển than, khoáng sản, để giảm vốn đầu tư, giảm lao động, giảm vốn vay, tăng an toàn tài chính.

Trong thời gian tới, Vinacomin cần tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, phải đảm bảo sản xuất than đủ cho nhu cầu trong nước, phải tính toán, tổ chức lại sản xuất, hạn chế xuất khẩu, chỉ xuất khẩu những loại than trong nước không sử dụng nhiều và có giá trị cao. Kinh doanh khoáng sản phải theo hướng chế biến sâu...

Nhà nước cần có cơ chế cho ngành than được xuất khẩu các loại than tốt chất lượng cao, giá trị lớn, được tạo ra trong quá trình khai thác mà trong nước không cần sử dụng, và nhập các loại than trong nước có nhu cầu tiêu dùng như than cho điện. Có cơ chế linh hoạt để tạo điều kiện cho ngành than đẩy mạnh tiêu thụ, giảm tồn kho, góp phần ổn định sản xuất, đầu tư mở rộng mỏ để đạt sản lượng theo kế hoạch 5 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Có cơ chế tạo điều kiện cho Tập đoàn được đầu tư tăng tỷ lệ vốn góp vào các công ty cổ phần thuộc ngành nghề kinh doanh chính, đã thực hiện cổ phần hóa trước đây, để đạt tỷ lệ vốn nắm giữ ở công ty cổ phần theo quy định tại Quyết định số 929/QĐ-TTg.

Nhìn chung Đề án tái cơ cấu Vinacomin đã rà soát đánh giá tương đối toàn diện tình hình hiện tại của Tập đoàn, từ đó xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề, kinh doanh chính của Vinacomin để xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Qua đó, Đề án đã định hướng giải pháp cụ thể về tài nguyên, lao động, tổ chức bộ máy nhân sự, cơ cấu lao động, khoa học, công nghệ, môi trường, quản trị, tài chính, đầu tư để thực hiện mục tiêu và chiến lược phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Ấn Độ sẽ giúp ASEAN 'vượt bão' ở Biển Đông?
Nga hoàn tất tên lửa xuyên thủng hệ thống phòng thủ Mỹ
Triều Tiên nghi binh để tránh xấu hổ với quốc tế?
Báo quốc tế nói về tân ngoại trưởng Mỹ thân Việt Nam
Liệu ASEAN có thoát khỏi sự vây hãm?
'Tăng lửa' phá 'băng' bất động sản

Theo Tạp chí Tài chính 

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động