RSS Feed for Dự thảo Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacomin | Tạp chí Năng lượng Việt Nam Thứ ba 05/11/2024 19:15
TRANG TTĐT CỦA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Dự thảo Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacomin

 - Bộ Công Thương đang công bố dự thảo Nghị định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

>> Vinacomin thông tin về hai dự án bauxite Tây Nguyên
>> Vinacomin đẩy mạnh tiêu thụ than
>> Đồng ý điều chỉnh tăng giá bán than cho điện
>> Vinacomin kến nghị Chính phủ áp thuế xuất khẩu than
>> Vinacomin: Sẽ ưu tiên tiêu thụ than có giá thành thấp
>> Tiêu thụ than: ''Cần bám sát yêu cầu của thị trường''
>> Tiêu thụ than vẫn gặp nhiều khó khăn
>> Đổi mới, tái cơ cấu đầu tư Vinacomin

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là Công ty mẹ của Tập đoàn các công ty Vinacomin, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành, nghề kinh doanh chính: khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than; tổ chức ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; tổ chức huấn luyện phòng ngừa và giải quyết các sự cố mỏ; đào tạo lực lượng cấp cứu mỏ chuyên nghiệp và bán chuyên; khôi phục các đường lò cũ, các công trình thoát nước trong môi trường khí độc và độc hại; thử nghiệm các chỉ tiêu về môi trường; hiệu chỉnh thiết bị trong lĩnh vực cấp cứu mỏ; phòng chống cháy nổ.

Công nghiệp khoáng sản - luyện kim (bao gồm công nghiệp bô xít- alumin- nhôm, titan, thép, đồng và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm quặng, bô xít, alumin, nhôm, titan, ilmenit, zircon, rutil, monzite, sắt, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, măng gan, wolfram, đá quý, vàng, đất hiếm, các kim loại đen, kim loại màu và các sản phẩm khoáng sản khác.

Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Công nghiệp điện: đầu tư, xây dựng, sản xuất điện (bao gồm nhiệt điện, thủy điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và quản lý, vận hành hệ thống cung cấp điện); mua, bán điện.

Công nghiệp cơ khí: đúc, cán thép và kim loại khác; thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, gia công, bảo hành: các sản phẩm cơ khí; xe vận tải, xe du lịch, xe chuyên dùng; phương tiện vận tải đường sông, đường biển, đường sắt; thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực, kết cấu thép và các thiết bị công nghiệp khác.

Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: Công nghiệp vật liệu xây dựng, đầu tư, xây dựng, khai thác, sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu xi măng, clinker, kính xây dựng, bê tông, gạch ngói, đá, cát, sỏi, đất sét, thạch cao, các loại phụ gia và các loại vật liệu xây dựng khác.

Công nghiệp hóa chất: sản xuất, mua, bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại dầu mỏ, muối mỏ, sô đa, amoniac, xút, a-xít, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất khác;

Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa; vận tải đường ống, băng tải, đường bộ, đường sắt, đường thủy; dịch vụ kho bãi, bốc xếp, chuyển tải, vận chuyển than và hàng hóa.

Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Ngành, nghề kinh doanh khác: Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, luyện kim, giao thông, thủy lợi và dân dụng; Đầu tư, xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Khai thác, lọc và cung cấp nước sạch; xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, cung ứng các loại sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Sản xuất, kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, dầu nhũ tương, ni tơ, ô xy, đất đèn, hàng tiêu dùng, hàng bảo hộ lao động, nước tinh khiết, nước khoáng; cung ứng vật tư, thiết bị.

Các dịch vụ: đo đạc bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hóa; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; tài chính.

Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn TKV có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu chấp thuận.

Theo dự thảo, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vinacomin gồm có: Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên (Ban Kiểm soát); Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc. Trong đó, Hội đồng thành viên Vinacomin có từ 5 - 7 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm.

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Vinacomin, điều hành hoạt động hàng ngày của Vinacomin, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty Vinacomin theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc do Bộ Công Thương tuyển chọn và quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc Vinacomin là 5 năm.

Cũng theo dự thảo, người lao động trong Vinacomin có thể tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua: Hội nghị người lao động; tổ chức công đoàn và thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Xem Dự thảo tại đây.

NangluongVietnam.vn

CÁC BÀI VIẾT BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Biển Đông: Sau 45 phát súng của Philippines!
Tập Cận Bình đang mạo hiểm với “Giấc mơ Trung Hoa”?
Nực cười với ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc
Muốn hiểu Trung Quốc hãy coi lịch sử Việt Nam
Hàn Quốc chọn đối sách nào cho vấn đề Triều Tiên?
Báo Nga: Trung Quốc mua tên lửa Tamahawk lỗi

nangluongvietnam.vn/

Có thể bạn quan tâm

Các bài mới đăng

Các bài đã đăng

[Xem thêm]
Phiên bản di động